- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đây là danh sách 12 loại vi khuẩn kháng kháng sinh đáng sợ đang là mối đe dọa rất lớn đến sức khỏe con người
Danh sách này gồm 12 họ vi khuẩn kháng kháng sinh được sắp xếp theo 3 cấp độ ưu tiên đối với việc nghiên cứu và phát triển thuốc kháng sinh mới
Danh sách này gồm 12 họ vi khuẩn kháng kháng sinh được sắp xếp theo 3 cấp độ ưu tiên đối với việc nghiên cứu và phát triển thuốc kháng sinh mới.
WHO đã công bố danh sách các các vi khuẩn kháng kháng sinh đang là mối đe dọa rất lớn cho sức khỏe con người. Danh sách này gồm 12 họ vi khuẩn được sắp xếp từ mức rất cao, cao đến trung bình.
WHO đưa ra danh sách các loại vi khuẩn kháng kháng sinh đe dọa sức khỏe con người
Danh sách này được đưa ra trong một nỗ lực để hướng dẫn và thúc đẩy nghiên cứu và phát triển (R&D) các loại thuốc kháng sinh mới, như một phần nỗ lực của WHO nhằm giải quyết vấn đề kháng thuốc trên toàn cầu ngày càng tăng.
WHO đã công bố danh sách các các vi khuẩn kháng kháng sinh đang là mối đe dọa rất lớn cho sức khỏe con người.
Trong danh sách này, nổi bật nhất là mối đe dọa của vi khuẩn gram âm có khả năng chống lại nhiều loại thuốc kháng sinh. Những vi khuẩn này có khả năng tích hợp để tìm ra những cách thức mới để chống lại việc điều trị và có thể truyền qua vật liệu di truyền cho phép các vi khuẩn khác kháng thuốc.
"Danh sách này là một công cụ mới để đảm bảo việc nghiên cứu và phát triển, đáp ứng nhu cầu cấp bách đối với sức khỏe cộng đồng. Kháng kháng sinh đang phát triển, và chúng ta đang dần bất lực trong việc điều trị chúng. Nếu chúng ta để mặc nó, ngay cả các loại thuốc kháng sinh mới nhất cũng sẽ không đáp ứng được", tiến sĩ Marie-Paule Kieny, trợ lý Tổng giám đốc của WHO chuyên về các hệ thống y tế và đổi mới cho biết.
Danh sách WHO được chia thành 3 loại theo sự cấp bách của nhu cầu sử dụng kháng sinh mới: Ưu tiên quan trọng, cao và trung bình.
- Nhóm quan trọng nhất bao gồm vi khuẩn kháng đa kháng sinh gây ra mối đe dọa đặc biệt trong bệnh viện, nhà điều dưỡng và trong số những bệnh nhân có chăm sóc đặc biệt như các thiết bị như máy thở và ống thông máu. Chúng bao gồm Acinetobacter, Pseudomonas và nhiều Enterobacteriaceae khác nhau (bao gồm Klebsiella, E. coli, Serratia và Proteus). Chúng có thể gây nhiễm trùng nặng và thường gây tử vong như nhiễm trùng đường máu và viêm phổi.
Những vi khuẩn này đã trở nên đề kháng với một lượng lớn thuốc kháng sinh, bao gồm carbapenems và cephalosporin thế hệ thứ ba - thuốc kháng sinh có sẵn tốt nhất để điều trị vi khuẩn kháng thuốc.
- Cấp thứ hai và thứ ba trong danh sách là theo nhu cầu sử dụng kháng sinh cao và trung bình, bao gồm các vi khuẩn kháng thuốc ngày càng gây ra các bệnh phổ biến hơn như bệnh lậu và ngộ độc thực phẩm do salmonella gây ra.
Ông Hermann Gröhe, Bộ trưởng Bộ Y tế Liên bang Đức nói: "Chúng ta cần thuốc kháng sinh hiệu quả cho hệ thống y tế của mình. Chúng ta phải hành động chung ngày hôm nay để có một ngày mai khỏe mạnh hơn. Vì vậy, chúng ta sẽ thảo luận và đưa sự chú ý của G20 vào cuộc chiến chống lại kháng sinh danh sách mầm bệnh ưu tiên toàn cầu đầu tiên của WHO là một công cụ mới quan trọng để đảm bảo và hướng dẫn nghiên cứu và phát triển liên quan đến kháng sinh mới".
Danh sách này nhằm thúc đẩy các chính phủ đưa ra các chính sách khuyến khích khoa học cơ bản và nghiên cứu phát triển tiên tiến của cả các cơ quan tài trợ công và khu vực tư nhân đầu tư vào phát hiện kháng sinh mới. Danh sách này được phát triển với sự hợp tác của Khoa Truyền nhiễm tại Đại học Tübingen, Đức, sử dụng một kỹ thuật phân tích quyết định đa tiêu chí do một nhóm các chuyên gia quốc tế thực hiện.
Tiêu chí lựa chọn siêu vi khuẩn (tác nhân gây bệnh) trong danh sách là: Nhiễm trùng do chúng gây ra nguy hiểm chết người như thế nào; Việc điều trị chúng đòi hỏi phải nằm viện lâu dài hay không; Mức độ kháng kháng sinh hiện tại của chúng khi một ngừi lây nhiễm; Cách chúng dễ lây lan giữa động vật, từ động vật sang người và từ người này sang người khác; Liệu có thể ngăn ngừa chúng không (ví dụ: thông qua vệ sinh và tiêm chủng tốt); Có bao nhiêu lựa chọn điều trị...
Giáo sư Evelina Tacconelli, Trưởng khoa truyền nhiễm tại Đại học Tübingen và là người đóng góp chính cho sự phát triển danh sách này cho biết: "Các loại kháng sinh mới nhắm vào danh sách ưu tiên mầm bệnh này sẽ giúp giảm tử vong do nhiễm trùng trên toàn thế giới. Chờ đợi lâu hơn nữa sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cộng đồng và tác động đáng kể đến việc chăm sóc bệnh nhân".
Danh sách cụ thể các siêu vi khuẩn (tác nhân gây bệnh) chia theo 3 cấp độ ưu tiên của WHO đối với nghiên cứu và phát triển thuốc kháng sinh mới
Mức độ ưu tiên 1: Nguy kịch
- Acinetobacter Baumanni
Vi khuẩn này có thể được coi là "kẻ thù số một của công chúng", có khả năng kháng loại kháng sinh cực mạnh carbapenem. Xuất hiện chủ yếu ở các môi trường y tế, nó có nguy cơ gây tử vong cao vì có một khả năng đặc biệt mạnh mẽ là tiếp nhận gene di truyền từ các loài vi khuẩn khác. Đây cũng là lý do mà nó có thể chống lại hầu như tất cả các loại kháng sinh nào mà nó gặp phải.
Acinetobacter gây ra viêm phổi và nhiễm trùng vết mổ, có thể gây nhiễm trùng máu không thể chữa được.
- Pseudomonas Aeruginosa
Vi khuẩn này có thể sống trong nhiều vật chủ, bao gồm cả thực vật và động vật. Loại khuẩn này hiện đã chống lại một số thuốc kháng sinh mạnh như carbapenems và cephalosporin thế hệ thứ ba.
Các chuyên gia đang lo ngại rằng trong tương lai gần sẽ không thể điều trị được vi khuẩn này và nó sẽ trở thành một mối đe dọa chết người.
- Enterobacteriaceae
Đây là một nhóm vi khuẩn lớn và đa dạng sinh sống trong ruột con người và có tính kháng thuốc kháng sinh với nhóm kháng sinh mạnh nhất của chúng ta là carbapenems.
Các chủng enterobacteriaceae kháng được carbapenem (CRE) xuất hiện nhiều trong các môi trường y tế và có thể gây tử vong cho 50% trường hợp nhiễm khuẩn (E. coli và Klebsiella là những vi khuẩn chính gây ngộ độc máu).
Hiện nay chúng chỉ có thể được điều trị bằng một lượng nhỏ các thuốc kháng sinh chỉ dùng cho những lúc bất khả kháng, và thậm chí những chất này cũng không hiệu quả trong mọi trường hợp.
Mức độ ưu tiên 2: Cao
- Enterococcus Faecium
Loại vi khuẩn này xuất hiện phổ biến trong ruột người nhưng nhìn chung là vô hại. Tuy nhiên, ở mức độ vượt ngưỡng, nó có thể gây bệnh nghiêm trọng như nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng máu và viêm màng não.
Khuẩn này có tính kháng nội tại với một số loại kháng sinh, như penicillin và cephalosporin, nhưng nổi tiếng nhất là khả năng kháng vancomycin. Hiện nay người ta đã phải sử dụng một số liệu pháp phối hợp để đánh bại các enterococci kháng vancomycin (VRE).
- Staphylococcus Aureus
Đây là "siêu khuẩn" nguyên bản, hiện có thể chống lại tất cả trừ một số ít thuốc kháng sinh cực mạnh. Nó đã được phát hiện nhiều trong cộng đồng, bên ngoài các môi trường y tế.
Hầu hết các chủng của loại vi khuẩn này sống vô hại trên da, niêm mạc mũi và phế quản. Tuy nhiên, nó có thể gây bệnh nếu nó xâm nhập sâu hơn vào cơ thể, ví dụ như qua vết thương hở.
- Helicobacter Pylori
Vi khuẩn này sống trên niêm mạc dạ dày và thường không gây ra triệu chứng gì. Nhưng một khi chúng "hung hăng" lên thì có thể khiến cho người bị nhiễm khuẩn phải chịu các triệu chứng như loét dạ dày, thường phải điều trị bằng kháng sinh, ví dụ như khả năng kháng kháng sinh clarithromycin.
- Campylobacter spp
Vi khuẩn Campylobacter xuất hiện một cách tự nhiên trong cơ thể của nhiều gia súc và do đó chúng thường lây nhiễm sang người thông qua thịt sống hoặc thịt nấu chưa chín.
Vi khuẩn này có thể bị tiêu diệt dễ dàng bằng nhiệt, nhưng một khi xuất hiện trong cơ thể người, Campylobacter có thể dẫn đến các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng và nhiều biến chứng bổ sung.
- Salmonellae
Vi khuẩn Salmonellae rất đa dạng, chia ra thành hàng nghìn chủng với hai nhánh chính. Một số chủng kén chọn vật chủ, một số lại có thể xâm nhập cả cơ thể con người cũng như nhiều loài động vật. Con người lây nhiễm vi khuẩn Salmonellae chủ yếu là do ăn phải thực phẩm chưa nấu chín kĩ. Ngoài ra, tiếp xúc với động vật nhiễm khuẩn cũng có nguy cơ lây bệnh.
Về cơ bản, các triệu chứng nhiễm khuẩn salmonellosis giống như ngộ độc thực phẩm, bao gồm: Sốt, đau bụng, tiêu chảy, nôn nao hay nôn mửa
- Neisseria Gonorrhoeae
Đây là tác nhân gây bệnh lậu và có khả năng lây truyền qua đường tình dục. Từ những năm 1940, loại vi khuẩn này đã được đánh giá là có khả năng kháng penicillin, tetracyclines, quinolones và kháng sinh macrolide.
Gần đây, vi khuẩn đã bắt đầu thể hiện sức đề kháng với cephalosporin thế hệ thứ ba và được chính thức coi là "kháng đa thuốc".
Mức độ ưu tiên 3: Trung bình
- Streptococcus Pneumoniae
Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) là một thành viên phổ biến của hệ vi khuẩn chí vùng hầu họng, tuy nhiên tỷ lệ người lành mang phế cầu thay đổi tuỳ theo tuổi, môi trường sống, mùa và sự có mặt của nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Phế cầu khuẩn có thể gây viêm mũi-họng (nasopharyngitis), viêm tai giữa, viêm xoang. Viêm phổi thùy (thường xảy ra ở người 30-50 tuổi), viêm tiểu thùy phổi (thường xảy ra ở trẻ em, người lớn > 50 tuổi), viêm phế quản-phổi, nhiễm khuẩn huyết dẫn tới viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm ngoại tâm mạc, hoặc gây apxe ở nhiều tổ chức khác trong cơ thể.
- Haemophilus Influenzae
H.influenzae là loài vi khuẩn ký sinh bình thường ở đường hô hấp, thường phân lập được ở niêm mạc mũi họng người lành với tỷ lệ khoảng 25%. Nó có thể gây nên các nhiễm khuẩn khác nhau như: Nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm màng não mủ ở trẻ em.
Ngoài ra H.influenzae còn gây nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc (hiếm), viêm niệu đạo và các nhiễm trùng sinh dục (âm đạo, cổ tử cung, tuyến Bartholin, vòi trứng).
- Shigella spp
Shigella là vi k huẩn lưu trú chính trong hệ tiêu hóa của con người và là tác nhân gây bệnh lỵ trực khuẩn. Hiện tại, nó là một trong những vi khuẩn kháng thuốc ở mức độ cao nhất. Vi khuẩn này có thể tồn tại trong khoảng nhiệt độ 7-46 độ C, nhiệt độ thích hợp nhất là 37 độ C. Chúng có thể bị tiêu diệt bằng phương pháp khử trùng Pasteur.
Theo Trí thức trẻ
-
Sức khỏe37 phút trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe1 giờ trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe5 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe5 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe7 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe8 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe18 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe18 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe19 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.