Đẻ không đau và những điều hầu hết các mẹ bầu chưa biết

Phương pháp sinh thường không đau bằng cách gây tê ngoài màng cứng đang được nhiều bà bầu cân nhắc lựa chọn. Trước khi quyết định, mẹ bầu nên biết những sự thật sau.

Phương pháp sinh thường không đau bằng cách gây tê ngoài màng cứng đang được nhiều bà bầu cân nhắc lựa chọn. Trước khi quyết định, mẹ bầu nên biết những sự thật sau.

1. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất để giảm đau khi sinh

Phương pháp gây tê ngoài màng cứng giúp các mẹ khi lâm bồn sẽ không phải chịu những cơn đau ‘chết đi sống lại’. Các bà mẹ Việt Nam còn do dự vì lo sợ tác dụng phụ của phương pháp này nhưng nó được sản phụ ở các nước phát triển lựa chọn nhiều nhất. Các bệnh viện phụ sản nổi tiếng ở Singapore cho biết, cứ 5 sản phụ thì có 4 người yêu cầu được gây tê ngoài màng cứng.

2. Đây là phương pháp gây tê cục bộ

Thuốc sẽ được tiêm vào khoang màng cứng bao quanh tủy sống và dịch tủy sống của bạn. Nó sẽ có tác dụng gây tê từ thắt lưng trở xuống. Nghĩa là bạn vẫn sẽ tỉnh táo và cảm nhận được toàn bộ quá trình đứa bé được lấy ra. Điều khác biệt là bạn sẽ không thấy đau khi sinh.

de khong dau va nhung dieu hau het cac me bau chua biet - 1

Gây tê ngoài màng cứng giúp bạn không thấy đau khi sinh. (Ảnh minh họa)

3. Có nhiều lựa chọn gây tê

Thông thường, khi gây tê ngoài màng cứng, bạn sẽ bị hạn chế vận động. Tuy nhiên, nếu muốn bạn có thể yêu cầu bác sĩ gây tê liều thấp để vẫn có thể đi lại được. Nhưng khi gây tê liều thấp, mẹ bầu cũng có nguy cơ bị ngã khi tự di chuyển trong quá trình chuyển dạ. Do đó, nên có một y tá hoặc hộ sinh giám sát hoạt động của bà bầu.

4. Bạn có thể gây tê ngay khi thấy đau

Trước đây, người ta nghĩ rằng gây tê ngoài màng cứng sớm có thể khiến thời gian chuyển dạ dài và bắt buộc phải sinh mổ. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của viện nghiên cứu lâm sàng Singapore cho thấy gây tê ngoài mang cứng hoàn toàn không ảnh hướng đến chuyển dạ hay thời điểm sinh. Vì vậy, bạn có thể yêu cầu được gây tê ngay khi bắt đầu chuyển dạ.

de khong dau va nhung dieu hau het cac me bau chua biet - 2

Gây tê ngoài màng cứng không ảnh hưởng đến thời gian chuyển dạ. (Ảnh minh họa)

5. Bạn phải chờ thuốc mới có tác dụng

Không phải những cơn đau sẽ dứt ngay sau khi tiêm thuốc. Bạn sẽ phải chờ từ 10 đến 30 phút thuốc mới có tác dụng. Trước đó, bác sĩ có thể phải mất thêm 30 phút để thực hiện thủ thuật gây tê. Vì vậy, bạn nên yêu cầu can thiệp sớm, ngay khi bắt đầu đau nhẹ.

6. Bạn vẫn có thể thấy đau nhẹ

Gây tê ngoài màng cứng giúp loại bỏ khoảng 90% cảm giác đau khi sinh. Tức là nó không khiến cảm giác của bạn hoàn toàn tê liệt. Điều này đảm bảo rằng bạn vẫn sẽ cảm thấy cơn co thắt và có thể ‘rặn’ em bé ra.

7. Nó hoàn toàn an toàn cho con

Khác với phương pháp giảm đau bằng các loại thuốc, gây tê ngoài màng cứng không khiến em bé buồn ngủ sau khi sinh. Có trường hợp, nhịp tim của bé sẽ bị chậm nhưng thường nó sẽ tự phúc hồi ntgay sau đó.

de khong dau va nhung dieu hau het cac me bau chua biet - 3

Gây tê ngoài màng cứng hoàn toàn an toàn cho bé. (Ảnh minh họa)

8. Mẹ có thể gặp một số tác dụng phụ

Sau khi được gây tê ngoài màng cứng, bạn có thể bị run, ngứa, cảm thấy buồn nôn, bị sốt hoặc đau đầu. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này chỉ xảy ra tạm thời, không bị ảnh hưởng về lâu dài. Ngoài ra, một số bà mẹ đã thực hiện phương pháp này cho biết họ thấy đau lưng dưới. Nhưng tình trạng được cải thiện ngay sau vài ngày hoặc sau khi được can thiệp bởi thuốc giảm đau.

9. Biến chứng nghiêm trọng rất hiếm

Những trường hợp biến chứng nghiêm trọng như tổn thương thần kinh sau khi gây tê ngoài màng cứng là rất hiếm. Tỉ lệ biến chứng là 1/50.000 hoặc 1/100.000, vượt xa tiêu chuẩn an toàn.

10. Không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp này

Bạn không thể yêu cầu gây tê ngoài màng cứng nếu bị bệnh máu dễ hoặc khó đông, nhiễm khuẩn nặng, dị ứng với thuốc gây tê cục bộ. Nếu bạn từng phải phẫu thuật cột sống, dùng thanh cố định cột sống, bạn nên báo với bác sĩ để được tư vấn phương pháp phù hợp.

Ngoài gây tê ngoài màng cứng, các phương pháp không dùng thuốc như tập thở, mát xa nhẹ nhàng cũng có thể giảm bớt cơn đau khi sinh.


Theo Khám Phá

phụ nữ mang thai

sinh con

sinh thường

gây tê ngoài màng cứng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.