- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đề phòng 5 nguy cơ rình rập sức khỏe của cả gia đình bạn trong dịp nghỉ lễ dài ngày
Nghỉ lễ 30/4 và 1/5, bạn đừng chủ quan trước những nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình.
Nghỉ lễ 30/4 và 1/5, bạn đừng chủ quan trước những nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình.
Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, ai cũng muốn có một kỳ nghỉ vui vẻ, mạnh khỏe. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm mà những rủi ro sức khỏe cũng rất dễ xảy ra do tâm lý chủ quan và thói quen ăn uống nhậu nhẹt dịp nghỉ lễ.
Dưới đây là những nguy cơ rình rập sức khỏe của bạn và gia đình mà bạn nên đề phòng.
1. Ngộ độc thực phẩm
Dịp nghỉ lễ dài ngày thường gắn với nhũng bữa tiệc nhiều đồ ăn và cũng nhiều cồn hơn thời điểm khác trong năm.
Chính vì vậy có không ít người sẽ dễ gặp các tình trạng như đầy bụng, khó tiêu, nghiêm trọng hơn là ngộ độc thực phẩm. Do các bữa ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giờ giấc ăn uống bị thay đổi nên dễ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa.
Với những người có sẵn bệnh như tiểu đường, trong thời gian này cũng cần chú ý tới chế độ ăn uống, hạn chế lượng đường tiêu thụ là điều thiết yếu để tránh phải đi cấp cứu. Những người bị bệnh tim cũng nên đặc biệt cẩn thận với muối và đồ ăn mặn bởi nó có thể khiến bệnh tim trầm trọng hơn.
Uống rượu bia quá chén cũng tiềm ẩn những nguy cơ như gây ra nhịp tim bất thường tạm thời, thậm chí ngay cả ở những người không có bất kì vấn đề về tim nào trước đó. Tuyệt đối không lái xe sau khi uống rượu bia và luôn chuẩn bị sẵn trong nhà những thực phẩm giúp bạn giải rượu.
2. Say xe
Dịp nghỉ lễ dài ngày, số lượng người về quê hay đi du lịch rất đông dẫn tới tình trạng chen chúc, nhồi nhét khách trên xe. Những đối tượng như phụ nữ và trẻ em có thể lực yếu thường sẽ dễ gặp phải tình trạng say xe với các biểu hiện nôn nao, nôn, chóng mặt.
Vì thế trước khi đi xe, bạn hãy lưu ý những điều sau. Không ăn quá no, không ăn đồ nhiều dầu mỡ, không ăn thực phẩm có mùi khó chịu trước khi lên xe. Luôn chuẩn bị sẵn những biện pháp ngừa tình trạng nôn nao như túi giấy, thuốc chống say. Nếu không muốn dùng thuốc, bạn có thể thử một vài biện pháp phòng chống say xe tự nhiên như gừng, vỏ cam.
3. Cảm cúm, kiệt sức
Việc phải di chuyển đường dài, đi chơi trong những vùng nắng nóng không có sự bảo vệ, uống nhiều nước lạnh sẽ dễ dẫn tới tình trạng kiệt sức, mệt mỏi, làm suy yếu sức đề kháng, dễ mắc bệnh cảm cúm. Các dấu hiệu thường thấy như sốt, sổ mũi, hắt hơi, đau đầu,..
Ngoài ra cũng cần cẩn thận để không gặp phải những dấu hiệu thể chất nghiêm trọng như đau ngực, thở gấp, tim đập bất thường, hoặc đau bất thường đến kiệt sức. Những triệu chứng này là dấu hiệu cảnh báo cho những bệnh nguy hiểm mà bạn phải đến gặp bác sĩ.
4. Đứt tay, chân, bỏng
Nhiều người lựa chọn việc tổ chức ăn uống vào những ngày nghỉ lễ, chính vì thế bạn cần cẩn thận với những món đồ sắc nhọn khi nấu nướng. Lưu ý không để trẻ nhỏ chơi đùa quanh khu vực bếp tránh va phải các đồ vật sắc nhọn hay tránh bị bỏng bởi đồ ăn nấu chín.
5. Trầm cảm
Nhiều người cho rằng nghỉ lễ là thời gian vui vẻ, nghỉ ngơi thì không thể trầm cảm. Thực tế điều này có thể xảy ra với không ít người khi dịp nghỉ lễ có thể là thời điểm gợi nhắc về người thương yêu cũ và những khoảng thời gian khó khăn.
Tình trạng này được gọi là nỗi cô đơn của ngày lễ, khiến những bữa tiệc và sự kì vọng xã hội vào mùa lễ trở nên khó khăn với một số người. Tình trạng trầm cảm thậm chí có thể khiến người ta đi cấp cứu vì ý định tự tử và hoảng loạn.
Theo Khám phá
- Sức khỏe1 giờ trướcHiện nay, loại ung thư phổ biến nhất là ung thư các cơ quan nội tạng, như ung thư đường tiêu hóa, ung thư gan, ung thư phổi...
- Sức khỏe1 giờ trướcGiới chuyên gia phát hiện khoảng 4% bệnh nhân ở Congo tự kiểm soát virus HIV mà không cần điều trị.
- Sức khỏe1 giờ trướcBản tin 6h ngày 4/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không ghi nhận ca mắc COVID-19. Việt Nam vẫn đang có 2.482 bệnh nhân. Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới vượt 115,7 triệu.
- Sức khỏe13 giờ trướcAi cũng mong mình được sống lâu, sống khỏe nhưng thực tế hầu hết mọi người đều không biết rằng hàng ngày bản thân mình đang vô tình ăn vào 4 loại thực phẩm gây tắc nghẽn mạch máu này.
- Sức khỏe13 giờ trướcBản tin 18h ngày 3/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 7 ca mắc mới, trong đó 5 ca ghi nhận tại Hải Dương đều là trường hợp f1; 2 ca tại Kiên Giang đã cách ly ngay sau khi nhập cảnh
- Sức khỏe16 giờ trướcHôm nay, bệnh nhi ghép tim nhỏ tuổi nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại đã được ra viện trong niềm hân hoan của gia đình và các thầy thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
- Sức khỏe23 giờ trướcThận hư, thận yếu có thể khiến sức khỏe của bạn sa sút cả thể chất lẫn tinh thần. Đây là những triệu chứng rất dễ bị bỏ qua, khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcBản tin 6h ngày 3/3 cho biết có 3 ca mắc mới COVID-19 đều là người nhập cảnh đã được cách ly ngay tại Bình Dương và Kiên Giang.
- Sức khỏe1 ngày trướcTrong tất cả các bộ phận cơ thể, phổi là cơ quan có khả năng tự vệ và đề kháng kém nhất, chính vì thế, phổi cũng là bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Làm sạch phổi là việc quan trọng.
- Sức khỏe1 ngày trướcCác chuyên gia Anh lần đầu tiên tìm ra mối liên hệ giữa một căn bệnh về da bí ẩn (có vẻ giống bệnh Kawasaki) và Covid-19 ở trẻ em sau khi xảy ra tình trạng gia tăng các ca chăm sóc đặc biệt vào tháng 4 năm ngoái.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcBên cạnh danh sách ngày càng mở rộng về các triệu chứng từ nhẹ đến nặng của COVID-19, các chuyên gia đã liệt kê ra 6 biến chứng y khoa lâu dài liên quan đến virus nguy hiểm này.