Đêm nào cũng làm việc này nhiều hơn 1 lần, sáng hôm sau bạn nên đi khám

Đi tiểu thường xuyên diễn ra vào ban đêm, với lượng nước tiểu nhiều trong mỗi lần đi, bạn nên đi kiểm tra đường máu sớm để xem có mắc bệnh tiểu đường hay không.

Đi tiểu thường xuyên diễn ra vào ban đêm, với lượng nước tiểu nhiều trong mỗi lần đi, bạn nên đi kiểm tra đường máu sớm để xem có mắc bệnh tiểu đường hay không.

Theo phó giáo Matthew Rutman hiện đang công tác tại Trung tâm Y tế thuộc Trường Đại học Columbia (Mỹ), thi thoảng, chúng ta vẫn thức dậy vào lúc nửa đêm để tiểu tiện và không phải là vấn đề gì đáng lo ngại.

Nhưng tình trạng này diễn ra liên tục, khiến giấc ngủ bị đứt quãng, hậu quả là bạn bị mệt mỏi vào ngày hôm sau. Khi đó gọi là chứng tiểu đêm, có nghĩa là bạn thức dậy đi tiểu vào ban đêm nhiều hơn 1 lần.

Đêm nào cũng làm việc này nhiều hơn 1 lần, sáng hôm sau bạn nên đi khám

Thậm chí, chỉ vào nhà vệ sinh đúng 1 lần vào ban đêm cũng gọi là chứng tiểu đêm khi tình trạng này ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống, theo Tạp chí Reviews in Urology (Đánh giá tiết niệu).

Nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm có thể là do bàng quang không thể chứa được nhiều nước tiểu, bạn sản xuất nước tiểu nhiều hơn mức bình thường trong suốt cả ngày, hoặc bạn sản xuất nước tiểu nhiều hơn vào ban đêm.

Thỉnh thoảng, nguyên nhân là do bạn ngày càng nhiều tuổi, phó giáo sư Rutman cho biết.

Nhưng tần suất đi tiểu vào giờ đáng nhẽ bạn đang say giấc nồng cũng nhiều hơn 1 lần và ảnh hưởng tới sinh hoạt của ngày hôm sau, nguyên nhân không chỉ là do tuổi tác. Chứng tiểu đêm còn chỉ ra một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Dưới đây là 5 lí do khiến đêm nào bạn cũng phải thức dậy ít nhất 1 lần để đi vào nhà vệ sinh.

1. Các vấn đề liên quan đến giấc ngủ

Càng hay thức giấc vào ban đêm, bạn càng đi tiểu nhiều hơn. Phó giáo sư Rutman cho biết bạn thức giấc không phải do có nhu cầu đi tiểu. Bản chất của vấn đề là do bạn không ngủ được.

Một trong những "thủ phạm" có thể là do chứng ngưng thở khi ngủ, tức là hơi thở của bạn bị dừng lại khi đang say giấc nồng. Hội chứng này khiến bạn mất ngủ suốt cả đêm.

Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện rằng bệnh nhân điều trị chứng ngưng thở khi ngủ thì cũng khỏi hẳn chứng tiểu đêm.

Nếu bạn đang có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến giấc ngủ, hãy chữa ngay, để từ đó chứng tiểu đêm cũng chấm dứt.

Đêm nào cũng làm việc này nhiều hơn 1 lần, sáng hôm sau bạn nên đi khám - Ảnh 1.

2. Thói quen uống không khoa học

Cà phê và Uống rượu được xem là "thuốc lợi tiểu", làm gia tăng lượng nước tiểu trong bàng quang. Vì vậy, thói quen uống 2 món này vào cuối ngày có thể dẫn đến tiểu tiện quá nhiều ban đêm.

Không những thế, uống quá nhiều đồ uống vào ban đêm, bất kể loại nào, cũng có thể dẫn đến chứng tiểu đêm.

Bác sỹ Jason M. Phillips, thuộc chuyên khoa về tiết niệu ở North Coast cho biết ngay cả với những loại chất lỏng khác không không phải rượu và cà phê, bạn uống quá nhiều trước khi đi ngủ đều có thể dẫn đến tiểu đêm nhiều.

Do đó, hãy hạn chế việc uống các chất lỏng từ 2 – 4 giờ trước khi đi ngủ và tránh xa rượu, cà phê vào buổi tối.

3. Tác dụng phụ của một số loại thuốc nhất định

Một số loại thuốc thông dụng bao gồm Lasix and hydrochlorothiazide để điều trị chứng phù nề và tăng huyết áp cũng có tác dụng phụ gây lợi tiểu. Vì vậy, nếu đang dùng các loại thuốc này, bạn đừng lo lắng khi thấy đi tiểu nhiều trong đêm.

Bác sĩ Phillips khuyến cáo bạn nên uống thuốc trước khi lên giường đi ngủ là 6 tiếng.

4. Bệnh  tiểu đường

Khi bạn bị tiểu đường, lượng glucose trong máu sẽ tăng cao, do đó, thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để đào thải lượng đường dư thừa này. Đó là nguyên nhân khiến bạn phải đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Bác sĩ Phillips khuyến cáo nếu tình trạng đi tiểu thường xuyên xảy vào ban đêm, với lượng nước tiểu nhiều cho mỗi lần đi, bạn nên thực hiện các xét nghiệm kiểm tra đường máu sớm để xem mình có mắc bệnh tiểu đường hay không.

5. Phì đại tuyến tiền liệt

Khi càng lớn tuổi, nam giới có thể gặp phải một tình trạng gọi là tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính hay phì đại tuyến tiền liệt, cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát nước tiểu. Điều này xảy ra do sự thay đổi nồng độ hóc-môn, bao gồm sản sinh ít testosterone hoặc sự tích tụ của một lượng dihydrotestosterone.

Bác sĩ Phillips cho biết phì đại tuyến tiền liệt có thể gây áp lực tác động lên bàng quang, làm cho bạn cảm thấy như mình buồn đi tiểu, thậm chí ngay cả khi bạn mới đi vệ sinh ngay trước đó.

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt có thể gây ra các triệu chứng tiết niệu khác như ngưng tiểu giữa chừng, dòng nước tiểu yếu, cảm giác bàng quang vẫn còn nước tiểu dù vừa tiểu xong.

Theo Trí thức trẻ

Mất ngủ

Bệnh tiểu đường

tiểu đêm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.