- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Dịch sởi vào mùa, tất tần tật thông tin về bệnh này
Thứ hai, 04/12/2017 20:01
Thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho thấy hiện cả nước có gần 300 trường hợp mắc sởi. Bệnh thường xuất hiện trong các mùa đông xuân.
Thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho thấy hiện cả nước có gần 300 trường hợp mắc bệnh sởi . Bệnh thường xuất hiện trong các mùa đông xuân.
Tại Hà Nội, thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho biết, Hà Nội đã ghi nhận 189 trường hợp sốt phát ban dạng sởi, trong đó có 63 trường hợp dương tính với sởi, 1 trường hợp tử vong do sởi là một bệnh nhi 8 tháng tuổi, ở huyện Đan Phượng.
Ngoài ra, tại Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội đã ghi nhận 17 ca mắc sởi đều do chưa tiêm vắc xin.
Còn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, theo bác sỹ Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm, dịch sởi tăng nhanh và diễn biến bất thường thời gian gần đây, cụ thể hiện trung bình mỗi tháng Khoa tiếp nhận hơn 20 bệnh nhân mắc sởi, chủ yếu ở độ tuổi dưới 9 tháng, chưa được tiêm phòng, các ca bệnh chủ yếu đã bị biến chứng sang viêm phổi, do vậy thời gian điều trị kéo dài và nguy cơ đến sức khỏe rất lớn.

Bệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ, người có miễn dịch kém, dễ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy… có thể gây nên tử vong.
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2014 đã ghi nhận gần 56.000 trường hợp mắc sởi. Tại Việt Nam dịch sởi đầu năm 2014 đã có số ca mắc 8.500 và có khoảng 114 trẻ tử vong do sởi.
Hiện nay bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu ở trẻ em. Cách chữa chủ yếu là cải thiện triệu chứng, vệ sinh cá nhân và chế độ ăn.
Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sởi
Trẻ nhiễm bệnh sởi có thời gian ủ bệnh từ 7- 21 ngày, sau đó có thể có đầy đủ các triệu chứng như sau:
+ Sốt cao > 39°C.
+ Viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng, có hạt Koplik trong miệng.
+ Chảy nước mắt, mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt.
+ Ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, ngày thứ 2 ngực lưng cánh tay, ngày thứ 3 bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân hết sốt và ban bắt đầu bay.
Khi nào cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế
Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu sau:
– Trẻ sốt cao liên tục ≥ 39°C- 40°C.
– Khó thở, thở nhanh.
– Mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ…
– Phát ban toàn thân mà vẫn sốt.
Chăm sóc và theo dõi trẻ bị bệnh tại nhà
Đối với bệnh sởi, nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà cho trẻ.
– Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.
– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt ≥ 38.5°C theo chỉ định của BS bác sĩ.
– Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
– Vệ sinh thân thể như tắm hàng ngày, tránh để lạnh. Thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ.
– Cắt móng tay tránh gãi làm xước da.
– Nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% ngày 3 lần.
– Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.
– Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ ≥ 6 tháng)
– Cách chế biến thức ăn: mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa. Tốt nhất nên chế biên theo khẩu vị người bệnh.
Lưu ý
Không kiêng khem trong chế độ ăn, để bù kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng. Không dùng các loại gia vị gây khó tiêu. Trong trường hợp trẻ bị biến chứng tiêu chảy hoặc viêm phổi, cần bổ sung kẽm bằng đường uống.
Trẻ lớn đảm bảo ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, nước ép hoa quả chứa nhiều Vitamin A.
Phòng bệnh
Tiêm vacxin là biện pháp phòng sởi an toàn nhất. Tiêm vaccin phòng bệnh sởi mũi đầu khi trẻ được 9 tháng, mũi 2 khi trẻ được 18 tháng.
Tiêm phòng muộn không ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch. Trường hợp đã tiếp xúc với nguồn lây có thể dùng globulin miễn dịch có thể phòng ngừa hoặc làm giảm mức độ nặng của bệnh.
Vệ sinh cá nhân và môi trường
Khi phát hiện trẻ mắc bệnh cần cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.
Đảm bảo tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hay nghi ngờ bệnh sởi. Lau nhà, bàn, ghế, cầu thang đồ chơi nơi khu vực vệ sinh chung bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
Theo Infonet
Tại Hà Nội, thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho biết, Hà Nội đã ghi nhận 189 trường hợp sốt phát ban dạng sởi, trong đó có 63 trường hợp dương tính với sởi, 1 trường hợp tử vong do sởi là một bệnh nhi 8 tháng tuổi, ở huyện Đan Phượng.
Ngoài ra, tại Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội đã ghi nhận 17 ca mắc sởi đều do chưa tiêm vắc xin.
Còn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, theo bác sỹ Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm, dịch sởi tăng nhanh và diễn biến bất thường thời gian gần đây, cụ thể hiện trung bình mỗi tháng Khoa tiếp nhận hơn 20 bệnh nhân mắc sởi, chủ yếu ở độ tuổi dưới 9 tháng, chưa được tiêm phòng, các ca bệnh chủ yếu đã bị biến chứng sang viêm phổi, do vậy thời gian điều trị kéo dài và nguy cơ đến sức khỏe rất lớn.

Bệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ, người có miễn dịch kém, dễ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy… có thể gây nên tử vong.
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2014 đã ghi nhận gần 56.000 trường hợp mắc sởi. Tại Việt Nam dịch sởi đầu năm 2014 đã có số ca mắc 8.500 và có khoảng 114 trẻ tử vong do sởi.
Hiện nay bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu ở trẻ em. Cách chữa chủ yếu là cải thiện triệu chứng, vệ sinh cá nhân và chế độ ăn.
Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sởi
Trẻ nhiễm bệnh sởi có thời gian ủ bệnh từ 7- 21 ngày, sau đó có thể có đầy đủ các triệu chứng như sau:
+ Sốt cao > 39°C.
+ Viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng, có hạt Koplik trong miệng.
+ Chảy nước mắt, mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt.
+ Ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, ngày thứ 2 ngực lưng cánh tay, ngày thứ 3 bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân hết sốt và ban bắt đầu bay.
Khi nào cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế
Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu sau:
– Trẻ sốt cao liên tục ≥ 39°C- 40°C.
– Khó thở, thở nhanh.
– Mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ…
– Phát ban toàn thân mà vẫn sốt.
Chăm sóc và theo dõi trẻ bị bệnh tại nhà
Đối với bệnh sởi, nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà cho trẻ.
– Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.
– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt ≥ 38.5°C theo chỉ định của BS bác sĩ.
– Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
– Vệ sinh thân thể như tắm hàng ngày, tránh để lạnh. Thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ.
– Cắt móng tay tránh gãi làm xước da.
– Nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% ngày 3 lần.
– Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.
– Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ ≥ 6 tháng)
– Cách chế biến thức ăn: mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa. Tốt nhất nên chế biên theo khẩu vị người bệnh.
Lưu ý
Không kiêng khem trong chế độ ăn, để bù kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng. Không dùng các loại gia vị gây khó tiêu. Trong trường hợp trẻ bị biến chứng tiêu chảy hoặc viêm phổi, cần bổ sung kẽm bằng đường uống.
Trẻ lớn đảm bảo ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, nước ép hoa quả chứa nhiều Vitamin A.
Phòng bệnh
Tiêm vacxin là biện pháp phòng sởi an toàn nhất. Tiêm vaccin phòng bệnh sởi mũi đầu khi trẻ được 9 tháng, mũi 2 khi trẻ được 18 tháng.
Tiêm phòng muộn không ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch. Trường hợp đã tiếp xúc với nguồn lây có thể dùng globulin miễn dịch có thể phòng ngừa hoặc làm giảm mức độ nặng của bệnh.
Vệ sinh cá nhân và môi trường
Khi phát hiện trẻ mắc bệnh cần cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.
Đảm bảo tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hay nghi ngờ bệnh sởi. Lau nhà, bàn, ghế, cầu thang đồ chơi nơi khu vực vệ sinh chung bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
Theo Infonet
Gửi bình luận
- Sức khỏe44 phút trướcCó một số loại gia vị thường gặp trong đời sống hàng ngày, vị của chúng giúp món ăn thơm ngon hơn. Tuy nhiên ăn nhiều những loại gia vị này có thê khiến đường huyết tăng cao, kiến nghị ăn càng ít càng tốt.
- Sức khỏe4 giờ trướcĐừng bao giờ phạm phải những sai lầm khi ăn canh rau mồng tơi vì có thể khiến tình trạng sức khỏe của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sức khỏe4 giờ trướcTrong 3 bữa ăn, bữa sáng được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Tuy nhiên bạn nên tránh tiêu thụ thực phẩm giàu muối, nhiều dầu mỡ vào thời điểm này vì có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
- Sức khỏe15 giờ trướcCách đây nhiều năm, trong talkshow "Lần đầu tôi kể", danh hài Hoài Linh lần đầu tiết lộ những vấn đề về sức khoẻ đang gặp phải.
- Sức khỏe19 giờ trướcTheo thông tin từ BV Nhi Trung ương, mới đây, bệnh viện đã tiến hành thụt tháo phân và phẫu thuật cắt 27cm đại tràng cho bé trai 2 tuổi có triệu chứng táo bón lâu ngày.
- Sức khỏe1 ngày trướcNgủ đến nửa đêm thấy miệng khô, hơi đắng, nhiều người cho rằng đó là triệu chứng thiếu nước do uống ít nước. Tuy nhiên, cần cảnh giác đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcSáng 19/4 Bộ Y tế cho biết có thêm 1 ca mắc COVID-19 là người nhập cảnh từ Nhật Bản đã cách ly ngay tại Đà Nẵng. Việt Nam hiện có 2.785 bệnh nhân. Đến nay, đã có gần 80.000 người tiêm chủng vắc xin COVID-19, nhiều địa phương đang triển khai tiêm đợt 2
- Sức khỏe1 ngày trước0 giờ, người đàn ông được đưa vào bệnh viện trong tình trạng bị đâm thủng tim, máu phun thành vòi và ngưng tim 3 lần trước lúc vào viện.