Điểm mặt những “cấm kỵ” khi ăn sầu riêng

Những người bị cao huyết áp, tiểu đường… nếu ăn nhiều sầu riêng có thể gây ra tình trạng khó ngủ, táo bón, nước tiểu vàng, tim đập nhanh, xuất huyết, thậm chí là đột quỵ.

Những người bị cao huyết áp, tiểu đường… nếu ăn nhiều sầu riêng có thể gây ra tình trạng khó ngủ, táo bón, nước tiểu vàng, tim đập nhanh, xuất huyết, thậm chí là đột quỵ.

Sầu riêng là loại quả có mùi vị rất đặc trưng, kén người ăn, nhưng nếu ai ăn được thì rất dễ “nghiện”.

Được đánh giá là loại quả rất giàu năng lượng, chỉ 100g sầu riêng cung cấp tới 129-181 calo, như vậy thì với trái sầu riêng trung bình từ 1-1,5kg sẽ cung cấp tới 1000 calo. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sầu riêng mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có những tác hại nhất định mà nhiều người chưa biết.

Dưới đây là những tác dụng phụ điển hình khi ăn sầu riêng:

Không ăn khi bị nóng trong

Sầu riêng chứa rất nhiều đường và chất béo nên việc ăn hàng ngày sẽ sinh nhiệt trong cơ thể, gây nóng trong, nổi mụn và nhiệt miệng.

Đối với những người có các triệu chứng: người gầy ốm, da khô, nóng bứt rứt, lòng bàn tay bàn chân ấm, khát nước, khó ngủ, đêm ngủ ra mồ hôi trộm, đi tiểu ít, nước tiểu vàng, đại tiện táo bón, di mộng tinh… cần hạn chế ăn sầu riêng.

Không ăn khi mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường

Sầu riêng là loại quả có chỉ số đường rất cao (lên đến 70%) nghĩa là ngay sau khi ăn sầu riêng xong, đường huyết tăng cao rất nhanh... nên đây là loại quả phải kiêng đối với bệnh nhân tiểu đường.

Đông y cho rằng sầu riêng có tính nóng (có thể làm tăng huyết áp), vì thế không tốt cho người bị cao huyết áp. Harmaline trong nhân hạt và trong nạc quả sầu riêng kết hợp với rượu có thể làm tăng cao huyết áp.

Không tốt cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ có thai không nên ăn sầu riêng vì đây là loại quả có nhiều đường và tính nóng. Ăn sầu riêng có thể gây tăng huyết áp và bốc hỏa, đầy hơi, khó tiêu ở bà bầu. Do đó, những người mang thai nên hạn chế ăn sầu riêng để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.

Không tốt cho người bệnh thận

Sầu riêng là loại quả chứa nhiều kali không tốt cho bệnh nhân bị suy thận. Chất kali bị ứ đọng lại trong cơ thể khi bị suy thận sẽ cực kỳ nguy hiểm vì có thể làm tim loạn nhịp và đưa tới ngừng tim đột ngột, gây tử vong bất cứ lúc nào mà không có triệu chứng báo trước.


Nếu thích cũng chỉ ăn tối đa 2 múi sầu riêng/ngày. Ảnh minh họa

Nếu thích cũng chỉ ăn tối đa 2 múi sầu riêng/ngày. Ảnh minh họa

Lưu ý: Sầu riêng có tính nóng, nên đặc biệt lưu ý không ăn kèm với các loại như: trà đậm, cà phê, bia, rượu hoặc các gia vị cay nóng như ớt, tỏi… vì sẽ gây ra tình trạng bứt rứt khó chịu trong người, tăng nguy cơ ngộ độc cho cơ thể.

- Tốt nhất, chỉ ăn tối đa 2 múi sầu riêng/ngày và nên ăn kèm thêm các loại trái cây thanh mát khác như măng cụt, thanh long…

Cách chọn sầu riêng ngon

Khi mua sầu riêng, để biết trái cây này bị ép chín bằng thuốc hay chín tự nhiên, người dùng có thể nhận biết bằng cách nhìn ngay cuống và gai của quả khi chọn mua.

Bạn chỉ nên chọn những trái sầu riêng có cuống và gai còn tươi mới. Khi ngửi thấy mùi thơm lừng. Tuyệt đối không chọn trái sầu riêng có cuống quả héo cũ, gai bầm dập, màu sạm cũ. Vì đây thường là những trái bị cắt khi còn non và đã bị ngâm thuốc hoặc tiêm thuốc kích chín.


Theo GĐXH

sầu riêng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.