- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Điều trị gần 10 năm vì tưởng bị động kinh, "thủ phạm" thực sự khiến nhiều người rùng mình
Dù đã tuyên truyền rất nhiều, nhưng người dân vẫn chưa từ bỏ thói quen ăn sống, để rồi hàng ngày bác sĩ vẫn phải tiếp nhận những ca bị sán làm tổ lúc nhúc trong não.
Sán lên não nhầm là động kinh, ung thư
Có mặt tại khoa Khám và điều trị chuyên ngành (Viện Sốt rét – Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương) chúng tôi không khỏi bàng hoàng khi đa số các bệnh nhân đang điều trị ở đây đều mắc các căn bệnh có nguyên nhân là do ăn uống.
Dẫn chúng tôi xuống từng phòng bệnh, Ths.BS Nguyễn Huy Thọ (Trưởng khoa Khám và điều trị chuyên ngành) giới thiệu từng bệnh nhân từ giun bò dưới da, cho đến sán làm tổ trong não, trong gan…khiến những người nghe không khỏi rùng mình.
BS Thọ vừa nói vừa chỉ về phía bệnh nhân Hoàng Văn Lai (42 tuổi, quê ở Bắc Giang): "Bệnh nhân này điều trị gần chục năm vì tưởng mắc bệnh tâm thần, nhưng cuối cùng có phải đâu. Đến chỗ chúng tôi khám thì phát hiện sán đóng kén lỗ chỗ ở trong não".
Trò chuyện với anh Lai, chúng tôi mới hiểu hết nỗi khổ mà anh phải trải qua suốt nhiều năm qua.
"Lúc đầu tôi bị chẩn đoán động kinh, xuống Bệnh viện Tâm thần điều trị, 1 năm, rồi 3 năm, rồi 5 năm chẳng khỏi. Về làng, ai cũng kỳ thị vì bảo tôi bị tâm thần. Và rồi, một ngày tình cờ nghe người mắc bảo đến viện này kiểm tra vì trước cũng có người bị giống tôi, nhưng là do bị sán. Thế là tôi đến kiểm tra và đúng là sán bò lên não thật", anh Lai chia sẻ.
Những trường hợp như anh Lai không phải là hiếm gặp, nhưng điều đáng buồn nhất đối với những người làm nghề như bác sĩ Thọ, là người dân chưa ý thức được mức độ nguy hiểm do bệnh ký sinh trùng gây ra và thường bị lãng quên.
"Khi thấy ngứa dưới da, đau đầu thậm chí là co giật, người dân thường nghĩ ngay đến các bệnh da liễu, động kinh thậm chí là ung thư. Chẳng ai nghĩ đó là bệnh do ký sinh trùng gây ra cả. Chỉ đến khi "bó tay" toàn tập, không điều trị khỏi thì mới đến với chúng tôi, khi đó đã quá muộn và phải mất rất nhiều thời gian điều trị", BS Thọ chia sẻ.
Vừa nói dứt lời, BS Thọ lấy ngay một trường hợp bệnh nhân Mà A Kho (38 tuổi, quê ở Lào Cai) bị 20 nang sáng làm tổ trong não, nhưng đi khắp các bệnh viện không điều trị khỏi được nên nước cuối cùng là quay về Viện Sốt rét – Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương kiểm tra và phát hiện ra bệnh.
Do đến viện điều trị khi đã nặng, nên qua nhiều liệu trình điều trị, đến nay bệnh nhân Kho đã tạm thời ổn định, tiếp xúc tốt, không còn đau đầu.
Dù đến viện muộn, nhưng BS Thọ cho rằng trường hợp của anh Kho vẫn còn rất may mắn, bởi chính vị bác sĩ này đã từng tiếp nhận những bệnh nhân tưởng bị u não, phải nhập viện điều trị cắt bỏ khối u, nhưng khi mổ xong mới phát hiện đó là nang sán, sau đó lại chuyển xuống chỗ BS Thọ tiếp tục điều trị.
Mắc bệnh chủ yếu là do ăn uống
Về nguyên nhân khiến sán làm tổ trong não như những bệnh nhân trên, BS Thọ cho rằng đó là những trường hợp điểu hình cho câu nói: "Bệnh từ miệng mà vào".
"Trường hợp bệnh nhân Kho là do ăn tiết canh, còn trường hợp bệnh nhân Lai là ăn nem chạo. Sau đó bị ấu trùng sán xâm nhập vào cơ thể, đi theo mạch máu lên não và làm tổ luôn ở đó", BS Thọ cho hay.
Theo vị bác sĩ này, điều khó tiên đoán đối với sán não chính là do biểu hiện của bệnh thường thoáng qua hoặc giống triệu chứng của các bệnh lý khác. Đáng lưu ý là các cơ sở y tế lại thường bỏ qua xét nghiệm ký sinh trùng để loại trừ.
Chính những nguyên nhân này dẫn đến việc rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị điều trị sai, gây ảnh hưởng sức khỏe bệnh nhân, bỏ quá thời gian điều trị khiến bệnh tăng nặng, thậm chí tử vongnếu không được phát hiện kịp thời.
Để phòng bệnh, BS Thọ khuyến cáo người dân nên ăn chín, uống sôi. Tuyệt đối không ăn tiết canh, nem thính, nem chạo…Khi thấy xuất hiện các cơn đau đầu, co giật…cần phải chú ý xét nghiệm các bệnh liên quan đến ký sinh trùng.
Theo trí thức trẻ
- Sức khỏe8 giờ trướcTrong tất cả các bộ phận cơ thể, phổi là cơ quan có khả năng tự vệ và đề kháng kém nhất, chính vì thế, phổi cũng là bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Làm sạch phổi là việc quan trọng.
- Sức khỏe11 giờ trướcCác chuyên gia Anh lần đầu tiên tìm ra mối liên hệ giữa một căn bệnh về da bí ẩn (có vẻ giống bệnh Kawasaki) và Covid-19 ở trẻ em sau khi xảy ra tình trạng gia tăng các ca chăm sóc đặc biệt vào tháng 4 năm ngoái.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe13 giờ trướcBên cạnh danh sách ngày càng mở rộng về các triệu chứng từ nhẹ đến nặng của COVID-19, các chuyên gia đã liệt kê ra 6 biến chứng y khoa lâu dài liên quan đến virus nguy hiểm này.
- Sức khỏe13 giờ trướcBé trai 6 tuổi đau bụng 3 ngày, ói nhiều, không đi cầu được kèm bụng trướng hơi... phải nhập viện cấp cứu và phát hiện dị vật bất ngờ trong bụng.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe15 giờ trướcSở Y tế Hà Nội cho biết tính đến sáng 2/3, trên địa bàn thành phố ghi nhận ca 1 ca tái dương tính sau ra viện.
- Bé gái thoát chết kỳ diệu khi rơi từ tầng 12 xuốngSức khỏe17 giờ trướcSau khi nhập viện bé gái ở Hà Nội được thăm khám và hội chẩn để đưa ra phương án điều trị tốt nhất.
- Sức khỏe18 giờ trướcQuá mệt mỏi sau một ngày làm việc dài khiến nam thanh niên làm khuôn kẽm siết chặt cổ tay. Khi nhập viện cấp cứu, các bác sĩ xác định bàn tay bệnh nhân đã mất đi chức năng vận động và cảm giác, bị dập nát các gân cơ duỗi ngón tay.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe21 giờ trướcCác bệnh nhân trong nước mới được phát hiện đều là người dân ở huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcBản tin 18h ngày 1/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 13 ca mắc COVID-19, trong đó 8 ca ghi nhận tại Hải Dương, 5 ca nhập cảnh tại Kiên Giang được cách ly ngay
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcTheo một nghiên cứu mới của nhóm nghiên cứu từ Đại học Texas A&M và Chi nhánh Y tế Đại học Texas (UTMB), một loại thuốc tim được liên bang phê duyệt cho thấy hiệu quả đáng kể trong việc can thiệp vào sự xâm nhập của SARS-CoV-2 vào tế bào người.