- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đừng chỉ dùng lá, nụ loài cây này "quý như nhân sâm người nghèo" nhìn vừa lạ vừa quen
Không chỉ lá mà nụ loài cây này đem đun nước uống rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, người ta vẫn dùng lá và nụ tươi phơi khô làm thuốc.
Nụ vối, lá vối khô đều rất tốt cho sức khỏe
Cây vối rất quen thuộc với người Việt. Đây là một loại cây thân gỗ, sinh trưởng ở vùng nhiệt đới. Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim.
Lá vối có hình trái xoan ngược, thót nhọn ở gốc, có mũi ngắn nhỏ ở chóp lá. Hai mặt lá màu xanh nhạt, có đốm nâu (xuất hiện ở lá giữa), phiến dày cứng.
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng chia sẻ với VTC News, trong lá vối có saponin, rất ít tanin, vết ancaloit (thuộc nhóm indolic) gần gũi với cafein và 4% tinh dầu bay hơi, mùi thơm dễ chịu. Các bộ phận khác của cây còn chứa các sterol, các chất béo, tanin catechic và gallic. Lá và nụ chứa acid triterpenic.
Ngoài ra nhiều nghiên cứu cho thấy trong lá và nụ vối đều có tính kháng sinh với một số vi trùng gram+ và gram- ở tất cả các giai đoạn phát triển. Chất kháng sinh (kháng khuẩn) thường tập trung cao nhất ở lá vào mùa Đông.
Lá vối, nụ vối có nhiều công dụng với sức khỏe.
Đặc biệt hoạt chất kháng sinh tan trong nước, các dung môi hữu cơ, vững bền với nhiệt độ và ở các môi trường có độ Ph từ 2-9. Chúng có tác dụng mạnh nhất với Streptococus (hemolytic và staman), sau đến vi trùng bạch hầu và Staphyllococcus và Prieumococcus. Chúng hoàn toàn không có độc đối với cơ thể người.
Nụ vối chứa một hàm lượng polyphenol cao (tương đương 128mg catechin/gam trọng lượng khô) và hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase nên có thể hỗ trợ phòng và điều trị chứng tiểu đường.
Từ lâu nay lá và nụ vối từ lâu đã được nhân dân ta nấu nước để uống vừa thơm, vừa tiêu thực, kích thích tiêu hóa, tán thũng, chỉ huyết, sinh cơ.
Một số bài thuốc đông y trị bệnh từ vối
ThS Hoàng Khánh Toàn chia sẻ với Tuổi Trẻ, trong đông y, có nhiều bài thuốc dùng lá vối khô, nụ vối và quả vối (mạn kinh tử) để hỗ trợ phòng và chữa bệnh:
Trị mụn nhọt, lở loét: Loại lá này có màu sắc đậm đặc biệt có tác dụng như thuốc kháng sinh, sát trùng để rửa mụn nhọt, lở loét, ghẻ.
Có thể giảm mỡ máu: Nước lá vối sắc đặc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giảm huyết áp do gan nóng, tiêu đờm bình suyễn. Nếu dùng lá nấu nước uống hằng ngày để tiêu thực, làm giảm mỡ trong máu, về mùa hè (theo nghiên cứu của Viện Đông y Trung ương 1968). Dùng khô ngày uống 20g, lá tươi ngày dùng 40g.
Trị gan nhiễm mỡ: Mạn kinh tử 20g, hạ khô thảo 20g, hà diệp (lá sen phơi khô) 20g, ô mai 5 quả đun nước uống hằng ngày...
Giảm đau đầu, mắt mờ: Mạn kinh tử (hạt vối) 10g, cúc hoa 8g, tế tân 3g, xuyên khung 6g, cam thảo 4g, bạch chỉ 6g, sắc với 600ml nước lấy 200ml chia 3 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn. Uống liên tục 20 ngày.
Không chỉ ở Việt Nam Ấn Độ và Trung Quốc đều dùng các bộ phận của cây vối trong hỗ trợ trị cảm mạo, đau đầu phát sốt, lỵ trực khuẩn, viêm gan, bệnh mẩn ngứa, viêm tuyến sữa, ngứa ngáy ngoài da, bệnh nấm ở chân, vết thương...
Theo Người Đưa Tin
-
Sức khỏe37 phút trướcÔng Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về dịch bệnh lạ ở CHDC Congo (DRC) khiến nhiều người mắc và tử vong.
-
Sức khỏe1 giờ trướcCải thảo là loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Không chỉ là nguyên liệu chế biến nên những món ăn ngon, cải thảo còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe3 giờ trướcUng thư là một căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, bao gồm cả đôi chân. Nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường ở chân có thể giúp bạn phát hiện ung thư từ giai đoạn đầu, tăng khả năng điều trị thành công.
-
Sức khỏe4 giờ trước323 lọ virus sống bị mất nhưng phải 2 năm sau vụ việc mới được phát hiện.
-
Sức khỏe15 giờ trướcNữ giám đốc tỉnh dậy với cơn đau như điện giật ở nửa mặt bên phải. Khi đi khám, cô được chẩn đoán bị u não.
-
Sức khỏe16 giờ trướcMột số trường hợp trầm cảm có thể tự khỏi sau khoảng thời gian nhất định hoặc nhờ thay đổi lối sống, chế độ ăn uống.
-
Sức khỏe20 giờ trướcSau hít phải lượng lớn hơi từ hành, người phụ nữ 61 tuổi ở Quảng Ninh khó thở, mất ý thức, gọi hỏi không đáp ứng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcThói quen bẻ cổ, lắc cổ để tạo ra tiếng kêu răng rắc tưởng chừng vô hại, thậm chí mang lại cảm giác "thoải mái" tức thời, lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ khôn lường cho sức khỏe. Hành động này có thể gây ra những tổn thương cho cột sống cổ, dây thần kinh, mạch máu và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGần đây, thời tiết miền Bắc chuyển mùa nên Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiều người lớn mắc sởi nhập viện.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai lang là món ăn được nhiều người lựa chọn ăn vào bữa sáng, vậy ăn khoai lang vào bữa sáng có tác dụng gì?
-
Sức khỏe1 ngày trướcNước râu ngô là thức uống được nhiều người yêu thích vậy nhưng không phải ai cũng uống được, dưới đây là những người không nên uống nước râu ngô.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChạy bộ là hoạt động thể thao tốt cho sức khoẻ, vậy chạy bộ 2km/ngày có tác dụng gì?
-
Sức khỏe1 ngày trướcMassage không đúng cách có thể chấn thương cổ, dẫn đến các biến chứng yếu liệt, khó vận động, lâu dần biến chứng hệ hô hấp, tim mạch, nguy cơ tử vong cao.