- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đừng chủ quan, thói quen cắn móng tay có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khỏe mà bạn không ngờ tới
Hãy cùng tìm hiểu tác hại của thói quen cắn móng tay đối với cơ thể bạn nhé!
Hãy cùng tìm hiểu tác hại của thói quen cắn móng tay đối với cơ thể bạn nhé!
Thói quen cắn móng tay cứ ngỡ không hề gây hại gì cho sức khỏe. Tuy nhiên, có ai ngờ rằng, đằng sau tật xấu ấy chính là những căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu tác hại của thói quen cắn móng tay đối với cơ thể nhé!
Nhiễm trùng da
Bác sĩ da liễu của thành phố New York, Debra Jaliman chia sẻ rằng, thói quen cắn móng tay sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cực kì cao. Trong đó có căn bệnh Paronychia với biểu hiện của lớp da quanh móng tay trở nên mềm, đỏ ửng và sưng lên. Bởi vì những biểu bì để bảo vệ da đã bị mất đi trong lúc bạn cắn móng nên vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập vào và gây tổn thương da.
Viêm khớp
Nếu như hiện tượng nhiễm trùng chỉ xảy ra ở bên ngoài và có thể kiểm soát được thì một hậu quả khác của việc cắn móng tay thường xuyên là các khớp ở bàn tay sẽ bị viêm. Tình trạng này gọi chung là viêm khớp nhiễm trùng, rất khó chữa và đôi khi cần phải phẫu thuật.
Theo David Katz, giám đốc Trung tâm nghiên cứu phòng ở Đại học Yale cảnh báo bệnh viêm khớp tay cũng có thể dẫn đến tình trạng khuyết tật vĩnh viễn, thậm chí là nhiễm trùng toàn thân.
Dị tật móng tay
Từ thói quen cắn móng tay không thể khiểm soát được, móng của bạn có thể bị hỏng lớp mô dưới và sẽ bị biến dạng móng vĩnh viễn. Khi ấy, chúng trông ghồ ghề, có những vết hằn vô cùng xấu xí. Kèm theo đó là móng sẽ không thể mọc dài ra một cách tự nhiên.
Lây truyền bệnh
Khi miệng tiếp xúc với móng, đây là điều kiện rất tốt để lũ vi khuẩn trên tay đi vào trong cơ thể. Những vết lở, nhiệt miệng khó chịu cũng là một trong những hậu quả dễ thấy nhất khi bị nhiễm khuẩn do cắn móng tay. Bởi vì dù cho có rửa sạch đến cỡ nào thì chắc chắn trên tay bạn luôn tồn tại hàng triệu vi khuẩn gây hại.
Hỏng răng
Gigi Meinecke, một nha sĩ ở Học viện Nha khoa tổng quát đã xác định rằng, hiện tượng răng bị mẻ, hỏng là vấn đề thường thấy nhất ở những bệnh nhân có thói quen nghiện cắn móng tay. Răng và móng là những bộ phận được cho là cứng cáp nhất trên cơ thể, khi chúng va chạm với nhau thì chắc chắn chẳng bên nào mà không bị ảnh hưởng.
Nếu móng bị gãy thì răng bạn cũng phần nào bị bào mòn và dẫn đến tình trạng mẻ. Vì thế, nếu muốn hàm răng lẫn móng đều trông thẩm mỹ thì hãy dừng ngay thói quen cắn móng tay lại nhé.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng cắn móng tay?
Nếu đó đã là thói quen thì sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục nhưng bên cạnh đó vẫn còn những giải pháp đơn giản bạn có thể thực hiện:
- Thường xuyên cắt móng tay cho gọn gàng, sạch sẽ.
- Sơn móng tay để cho chúng luôn mới và bạn sẽ không nỡ phá bỏ vẻ đẹp của lớp nước sơn.
- Nếu buồn miệng muốn nhai thứ gì đó, hãy dùng kẹo cao su.
- Mang theo kềm, dũa để sửa móng khi bị gãy.
Theo Trí thức trẻ
- Sức khỏe3 giờ trướcMột nghiên cứu mới tiết lộ rằng virus gây ra bệnh Covid-19 có thể tồn tại trên vải, chẳng hạn như quần áo hoặc vải bọc, đến 3 ngày.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe3 giờ trướcBản tin 18h ngày 25/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 8 ca mắc mới COVID-19, trong đó riêng Hải Dương có 7 ca; 01 ca ở Tây Ninh là trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay.
- Sức khỏe4 giờ trướcNếu như bạn mua thuốc uống, vận động linh hoạt mà cơn đau vai gáy không hề thuyên giảm thì rất nên đến viện để kiểm tra 3 loại ung thư dưới đây.
- Sức khỏe6 giờ trướcMới đây, bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận bệnh nhân gặp tai nạn chấn thương dương vật với tình trạng đau, sưng to, tím tái, dương vật vẹo phải.
- Sức khỏe8 giờ trướcNgay trong đêm 24/2, BCĐ phòng chống dịch COVID-19 huyện Tứ Kỳ đã quyết liệt chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch: khoanh vùng, phong toả, truy vết thần tốc, lấy mẫu xét nghiệm, cách ly, dập dịch.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe10 giờ trướcNữ bệnh nhân 48 tuổi trú tại Cầu Giấy được xuất viện sau 3 lần âm tính. Ngày 24/2, bà được lấy mẫu theo dõi sau ra viện, kết quả dương tính ngày 25/2, được chuyển Bệnh viện Nhiệt đới trung ương 2 để tiếp tục cách ly, điều trị.
- Sức khỏe11 giờ trướcNgày 24/2, lô vắc xin Astra Zeneca phòng Covid-19 đầu tiên của Anh đã về Việt Nam và hiện Bộ Y tế đang nhanh chóng lên kế hoạch tiêm ngay trong tháng 3 tới.
- Sức khỏe12 giờ trướcCác bác sĩ xác định cháu P. bị nhiễm khuẩn Whitmore trên vết thương do gà mổ.
- Sức khỏe14 giờ trướcTình trạng của Dae'Shun Jamison là lời cảnh báo biến chứng nguy hiểm mà Covid-19 có thể gây ra cho trẻ em, nhóm bệnh nhân rất dễ bị tổn thương.
- Sức khỏe1 ngày trướcCăn bệnh ung thư da đầu không phổ biến nhưng cũng không hiếm gặp, và vì xảy ra ở vùng đầu nên dễ di căn vào não gây nguy cơ tử vong cao.
- Chiều 24/2 có thêm 9 ca nhiễm Covid-19 tại Hải Dương, đều trong khu vực đã được phong toả và cách lySức khỏe1 ngày trướcChiều 24/2, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 công bố thêm 9 ca mắc mới (2404-2412) tại Hải Dương.