- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Dùng giấy bạc, giấy nến để nấu ăn có an toàn không?
Nhiều thông tin cho rằng, sử dụng giấy bạc trong chế biến thực phẩm có thể gây bệnh ung thư.
Khi sử dụng nồi chiên không dầu để nướng thịt, nướng cá... nhiều gia đình có thói quen bọc đồ ăn trong một lớp giấy bạc. Lý do bởi: Giấy bạc giúp cho quá trình vệ sinh nồi sau khi nấu ăn dễ dàng hơn; giúp cho phần nước từ thực phẩm không bị chảy ra bên ngoài; hay có thể giúp cho đồ ăn chín nhanh hơn.
Tuy nhiên, có thông tin cho rằng bạc là kim loại, do đó việc sử dụng giấy bạc trong nấu ăn sẽ gây ra các hậu quả không tốt cho sức khỏe. Thậm chí có thể gây nên bệnh ung thư. Vậy thực hư điều này thế nào?
Liệu có nên dùng giấy bạc trong quá trình làm chín thực phẩm?
Dùng giấy bạc, giấy nến để nấu nướng có an toàn không?
Trước câu hỏi "liệu giấy bạc có an toàn để sử dụng khi nấu ăn hay không", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội) khẳng định: Nó an toàn. Không như nhiều người nghĩ, giấy bạc thực chất là giấy nhôm. Giấy bạc mỏng, nhẹ, giá rẻ vì thế sử dụng để bọc hay gói thức ăn trước khi chế biến rất tiện lợi. Vị chuyên gia cho biết, nguyên liệu để sản xuất ra giấy bạc chính là nhôm (Al) có độ tinh khiết rất cao. Nhờ vậy mà có thể tạo ra màng nhôm rất mỏng.
Lớp màng nhôm có ưu điểm là dẫn nhiệt tốt, giúp cho đồ ăn được chín đều, thơm ngon hơn. Từ xưa, nồi nhôm đã được sử dụng để nấu ăn, và giấy bạc cũng có hiệu quả tương tự như thế. Do đó không có chuyện dùng giấy bạc nấu nướng gây ung thư.
Dù đã có nghiên cứu cho thấy chất liệu nhôm có thể gây ra nhiễm độc thần kinh trên chuột. Tuy nhiên chuyên gia Turhan S của Đại học Ondokuz Mayis (Thổ Nhĩ Kỳ) cho biết: Lượng nhôm thôi vào từ giấy nhôm không gây rủi ro đến sức khỏe người dùng khi nấu nướng thực phẩm.
Trung tâm kiểm soát dịch bệnh CDC Hoa Kỳ cũng cho rằng, lượng nhôm từ giấy bạc không gây rủi ro đến sức khỏe người dùng khi nấu ăn.
Nếu các gia đình không muốn sử dụng giấy bạc để bọc thực phẩm thì có thể dùng thay thế bằng giấy nến. Loại giấy này đã được tráng một lớp silicon để chịu nhiệt.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, giấy nến còn được gọi là giấy sáp. Giấy được tráng một lớp silicon để chịu nhiệt, thường được dùng trong việc làm bánh, nấu nướng và an toàn trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, vị chuyên gia lưu ý rằng giấy nến chỉ nên dùng tối đa ở nhiệt độ khoảng 250 độ C.
Bên cạnh đó, các gia đình cũng không nên ăn đồ chiên, nướng quá thường xuyên. Thay vào đó phương pháp chế biến hấp, luộc... được các chuyên gia khuyến khích hơn. Trong thực đơn mỗi ngày cũng cần cung cấp đầy đủ các nhóm chất như chất xơ, tinh bột, lipid, vitamin và khoáng chất, protein.
Một vài lưu ý khi sử dụng giấy bạc trong chế biến thực phẩm
- Không để mỡ chảy tràn trên giấy, làm cho thức ăn cháy hay bị khét. Lúc này đồ ăn vừa không ngon vừa gây hại cho sức khỏe.
- Không bọc quá chặt thực phẩm vào giấy bạc, sẽ khiến đồ ăn chín không đều.
- Không nên tái chế giấy bạc. Bởi sau mỗi lần dùng giấy bạc có thể bị cháy, hoặc rách.
- Nên lựa chọn loại giấy bạc nướng đồ ăn có độ dày, tốt.
- Giấy bạc không nên cho vào lò vi sóng. Bởi giấy bạc sẽ ra gây hiện tượng bắn các tia lửa điện khi nấu trong lò vi sóng.
- Không dùng giấy bạc để lót dưới lò nướng vì có thể làm hỏng lò.
- Tốt nhất mọi người không nên dùng giấy bạc để gói thực phẩm có tính axit, có độ chua. Bởi theo các chuyên gia axit trong thực phẩm có thể phản ứng với giấy bạc nhôm. Điều này vừa khiến món ăn có hương vị kém ngon, vừa tạo điều kiện cho ion nhôm xâm nhập vào cơ thể nhanh, nhiều hơn.
Theo PNVN
-
Cháy chung cư mini ở Hà Nội, nhiều người thương vongSức khỏe5 giờ trướcCác nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội) đều bị ngộ độc CO, phổi đen sì, được rửa liên tục. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sau 5-6 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe vẫn chưa cải thiện.
-
Sức khỏe5 giờ trướcCác chuyên gia cho biết, việc chống lão hóa không chỉ dừng lại ở chế độ chăm sóc da hàng ngày, chế độ ăn uống phù hợp mới là thứ giúp bạn trẻ trung lâu dài và kéo dài tuổi thọ.
-
Sức khỏe8 giờ trướcTrong lúc đang đứng nấu cơm, người phụ nữ thấy đau nhói ở chân. Nhìn xuống dưới, bà phát hiện con rắn đang bò.
-
Sức khỏe9 giờ trướcTại Việt Nam, bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore xuất hiện rải rác. Các ca bệnh gần đây nhất được phát hiện tại Đắk Lắk, Thanh Hóa, trong đó đã có trường hợp tử vong
-
Sức khỏe9 giờ trướcSau cuộc phẫu thuật 8 tiếng đồng hồ với sự tham gia của hơn 30 bác sĩ, kỹ thuật viên… nhằm cắt bỏ khối u xương khổng lồ với nguy cơ tử vong cao trên bàn mổ, chàng trai 19 tuổi đã phục hồi nhanh chóng và xuất viện sau 1 tuần.
-
Sức khỏe9 giờ trướcĐói là cảm giác xuất hiện hàng ngày của chúng ta, cũng không ai thích bị đói. Tuy nhiên, việc đói đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể.
-
Cháy chung cư mini ở Hà Nội, nhiều người thương vongSức khỏe13 giờ trướcSau 10 ngày điều trị, Bệnh viện Bạch Mai sẽ làm thủ tục xuất viện cho nhiều nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội) vào chiều nay.
-
Sức khỏe14 giờ trướcChuyên gia cho biết, thường xuyên làm điều này mỗi ngày có thể giúp bộ não 'trẻ hơn 30-50 tuổi'.
-
Sức khỏe14 giờ trướcViện Pasteur Nha Trang chỉ ra món thịt heo xíu - thành phần của bánh mì Phượng gây ngộ độc khiến 141 người nhập viện, có vi khuẩn Salmonella.
-
Sức khỏe16 giờ trướcChị em hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp ăn uống của hoa hậu chuyển giới Hương Giang để giảm cân, giữ dáng, lại không phải lo cơ thể yếu ớt.
-
Sức khỏe17 giờ trướcBệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân tới khám bệnh với biểu hiện rất nhiều tổn thương ung thư da, tập trung chủ yếu ở vùng mặt, cổ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐây đều là những thực phẩm quen thuộc với người Việt, nhiều loại còn có sẵn trong gian bếp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo Y học cổ truyền, loại rau này có tác dụng bổ thận, mát gan, lợi mật, lọc máu..., có thể dùng tươi, khô, làm trà, nấu cháo...