Đừng tưởng phun khử trùng là đủ, chuyên gia khuyến cáo lau chùi sạch sẽ mới là bước quan trọng trong việc chống dịch COVID-19

Nếu chỉ phun khử trùng mà bỏ qua yếu tố vệ sinh, làm sạch không gian ở nơi làm việc hay nhà cửa thì nguy cơ mắc bệnh vẫn có thể tồn tại.

Chỉ phun khử trùng để phòng dịch thôi là chưa đủ!

Trước tình hình dịch COVID còn nhiều diễn biến phức tạp thì từ các trung tâm thương mại cho đến các nhà hàng, văn phòng làm việc hay các khu chung cư đều được rà soát phun khử trùng liên tục để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người dân đi lại. Thế nhưng, nếu chỉ chăm chăm khử trùng mà bỏ qua chuyện lau chùi các bề mặt bằng dung dịch chuyên dụng thì chưa chắc virus đã được diệt sạch hết hoàn toàn.

Đừng tưởng phun khử trùng là đủ, chuyên gia khuyến cáo lau chùi sạch sẽ mới là bước quan trọng trong việc chống dịch COVID-19-1

Theo chia sẻ trên trang Soha, PGS Trần Đắc Phu (Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng) cho biết: "Phun khử trùng bằng Cloramin B cũng không thể nào diệt hết được virus mà cần phải lau bề mặt bằng xà phòng, nước tẩy rửa".

Trên thực tế, Bộ Y tế từng khuyến cáo rằng, virus corona không bay lơ lửng trong không khí mà chủ yếu lan truyền từ các giọt bắn (nước bọt) của người mang virus, bám trực tiếp vào bề mặt nên chỉ phun khử trùng thôi là chưa đủ.

Đặc biệt, ở các hộ gia đình cũng cần chú ý tới việc lau chùi từ các bề mặt đồ vật mà nhiều người thường chạm vào như tay nắm cửa, bàn ghế gỗ, sàn đá… hoặc tốt nhất thì nên mở cửa sổ cho không khí lưu thông. Còn tại nơi làm việc thì các khu thang máy, cầu thang bộ, hay mặt bàn làm việc cũng cần lau sạch bằng xà phòng hoặc nước tẩy rửa mỗi ngày.

Đừng tưởng phun khử trùng là đủ, chuyên gia khuyến cáo lau chùi sạch sẽ mới là bước quan trọng trong việc chống dịch COVID-19-2

Ngoài ra, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng I) còn chia sẻ với Soha rằng: "Việc phun khử khuẩn phòng dịch ở các khu vực ngoại cảnh, trường học, đường phố là không cần thiết, gây lãng phí. Không có bằng chứng nào cho thấy có giá trị phòng ngừa, nhưng tác hại thì có thể hóa chất sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, môi trường".

Vậy cần vệ sinh môi trường sống như thế nào?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bạn nên sử dụng các chất diệt khuẩn có chứa Clo, phổ biến nhất trong gia dụng là Sodium Hypochlorite (thường có trong thuốc tẩy, nước Javen) để diệt khuẩn các bề mặt trong nhà (gồm sàn nhà, tường nhà…). Dù vậy, điều quan trọng nhất vẫn là sử dụng ở một lượng vừa đủ, tránh đổ quá nhiều sẽ gây phản tác dụng và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Đừng tưởng phun khử trùng là đủ, chuyên gia khuyến cáo lau chùi sạch sẽ mới là bước quan trọng trong việc chống dịch COVID-19-3

Trong đó, không gian toilet, lavabo, sàn nhà, nút bấm thang máy, tay nắm cửa, các bề mặt inox… cần pha loãng dung dịch tẩy rửa với tỷ lệ là 13 - 15ml/2,5 lít nước. Với những bề mặt có tiếp xúc người qua lại nhiều như nút bấm thang máy, tay nắm cửa thì nên lau chùi liên tục với tần suất khoảng 3 - 4 lần/ngày, tốt nhất là nên chủ động vệ sinh thường xuyên. Còn về bồn cầu thì nên vệ sinh đều đặn hàng ngày với dung dịch tẩy rửa đậm đặc, tuyệt đối không pha loãng.

Ngoài việc chủ động vệ sinh nhà cửa và nơi làm việc, bạn cũng cần trang bị đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết trong mùa dịch COVID-19. Hãy tích cực ăn uống đầy đủ chất và thực hiện đúng các biện pháp bảo vệ bản thân, từ chuyện vệ sinh cá nhân đến vệ sinh không gian sống, từ đó mới bảo đảm an toàn cho sức khỏe trong tình hình dịch còn nhiều điều khó lường.

Theo Tạp chí Thông tin và Truyền thông

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ictvietnam.vn/truyen-thong/mang-xa-hoi/dung-tuong-phun-khu-trung-la-du-chuyen-gia-khuyen-cao-lau-chui-sach-se-moi-la-buoc-quan-trong-trong-viec-chong-dich-covid-19.htm?fbclid=IwAR25gcu0ZrrqNn2zuxX_fMHrJDr5ND5GnTxMxkvMVd0CG9QThX01d6LAuaw

Covid-19

virus corona

dịch bệnh

virus


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.