Đường hóa học có trong ô mai Hồng Lam độc hại như thế nào?

Trước những thông tin cho rằng đường hóa học độc hại và có khả năng gây ung thư, hãy cùng tìm hiểu xem.

Trước những thông tin cho rằng đường hóa học độc hại và có khả năng gây ung thư, hãy cùng tìm hiểu xem.

>> Ô mai Hồng Lam dùng đường hóa học gấp 8 lần cho phép

Với sự phát triển của khoa học, con người đã nghĩ ra phương pháp tăng hiệu suất của đuờng bằng cách cho ra đời các loại chất tạo ngọt nhân tạo có độ ngọt lên tới hàng chục, thậm chí vài trăm lần so với đường mía thông thường. Những chất tạo ngọt đó còn có tên gọi khác là "

Tuy nhiên, có những thông tin cho rằng có hại cho sức khỏe, thậm chí có thể gây ung thư. Thực hư ra sao, hãy thử tìm hiểu xem

Đường hóa học Cyclamate từ siêu độc hại thành an toàn trên 55 quốc gia

Đường hóa học có khá nhiều loại, trong đó cyclamate (Natri Cyclamate) là một trong những loại phổ biến nhất.

Đây là một chất tạo ngọt màu trắng dạng bột tinh thể, do một nghiên cứu sinh tại ĐH Illinois (Mỹ) tìm ra vào năm 1937. Cyclamate có thể tạo vị ngọt gấp 30-50 lần đường mía và đã từng được sử dụng để giảm vị đắng trong thuốc kháng sinh tại đây.

Tuy nhiên đến năm 1966, tranh cãi đã nổ ra xung quanh cyclamate. Theo như thông tin từ hội đồng Ung thư Úc, đã có một số báo cáo rằng cyclamate sẽ kết hợp cùng một số vi khuẩn đường ruột trên chuột sẽ sản sinh ra chất cyclohexylamine - một hợp chất nghi ngờ có độc tố. Hơn nữa, các cá thể chuột sau khi hấp thụ một lượng lớn cyclamate có dấu hiệu ung thư bàng quang.

Chính vì vậy đến năm 1969, Cục an toàn thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã ra lệnh cấm sử dụng Cyclamate, kéo theo đó là rất nhiều quốc gia ban hành lệnh cấm lên loại hóa chất này.

Nhưng kể từ đó, đã có hơn 70 nghiên cứu khác nhau về tính an toàn của Cyclamate trên cơ thể người. Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy độ pH trong cơ thể người hoàn toàn khác biệt so với chuột, đồng thời thiếu đi các protein gây ung thư, do đó về cơ bản cyclamate tương đối an toàn.

Đến năm 1984, sau rất nhiều nghiên cứu và các bằng chứng khoa học, Ủy ban đánh giá ung thư của FDA đã đi đến kết luận: Cyclamate không gây ung thư (Thông tin từ Viện nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ). Đến nay, có hơn 55 quốc gia cho phép sử dụng loại đường này.

Saccharin - Vua tạo ngọt và nỗi oan ung thư

Saccharin là loại đường hóa học "mạnh" nhất con người từng tạo ra, cho độ ngọt lớn gấp 200- 700 lần đường mía. Chính vì khả năng khủng khiếp này, saccharin được ứng dụng trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống. Ngoài ra, do cơ thể người không có khả năng chuyển hóa loại đường này, saccharin còn được sử dụng cho những bệnh nhân tiểu đường, hoặc những người cần giảm cân.

Nhưng cũng giống như cyclamate, saccharin cũng từng phải chịu một lệnh cấm từ những năm 1970 do có tiềm năng gây nên ung thư bàng quang ở chuột đực. Tuy nhiên, liều dùng saccharin trong nghiên cứu này ở mức vô cùng cao, nếu quy đổi sang người thì ở mức... 750 lon nước ngọt liền một lúc. Hơn nữa, các nghiên cứu sau này không tìm thấy mối liên hệ nào giữa saccharin và ung thư. Chính vì thế, đây là loại đường hóa học được chấp nhận ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Sử dụng đường hóa học như thế nào là đủ?

Nhưng an toàn không có nghĩa là có lợi cho sức khỏe. Theo Quy định kiểm dịch thực phẩm Úc và New Zealand (FSANZ), cyclamate và các loại đường hóa học nói chung làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em. Hơn nữa dù chưa có bằng chứng cụ thể, có một số ý kiến cho rằng cyclamate làm tăng tỷ lệ hội chứng Down ở trẻ sơ sinh.

Hơn nữa, nếu dùng dường hóa học quá hàm lượng cho phép, cơ thể người không thể đào thải ra ngoài hết, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đường hóa học có thể làm tăng nguy cơ béo phì
Đường hóa học có thể làm tăng nguy cơ béo phì

Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng đường hóa học đối với trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai. Đối với người bình thường, mức tiêu thụ cyclamate an toàn theo đánh giá của Ủy ban về phụ gia thực phẩm (JEFCA) thuộc Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) là từ 0 - 7 mg/kg thể trọng, còn saccharin là 15mg/kg.

Bên cạnh đó, các bạn cũng cần tránh những loại chất tạo ngọt không rõ nguồn gốc xuất xứ. Loại đường hóa học này có thể chứa nhiều hóa chất độc hại như các kim loại nặng... và đó mới là các nguyên nhân chính gây nên ung thư.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.