- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giá tăng chóng mặt, quả cau có tác dụng như thế nào?
Quả cau có thể sử dụng tất cả bộ phận bao gồm vỏ, cùi, hạt để hỗ trợ chữa trị bệnh giun sán, phù thũng, viêm răng miệng.
Gần đây, tôi thấy các thông tin chia sẻ về giá cau tăng kỷ lục, một tấn cau tương đương cả lượng vàng. Gia đình tôi có 3 cây cau, hầu như đều để vàng, quả tự rụng. Xin hỏi chuyên gia, quả cau có tác dụng gì với sức khỏe? (Trần Văn Minh - Gia Lâm, Hà Nội).
Lương y Bùi Đắc Sáng - Hội Đông Y Thành phố Hà Nội tư vấn:
Ở nước ta, cau được trồng ở nhiều nơi, giá 25.000 tới 50.000 đồng/kg quả. Gần đây, các thương lái thu mua quả cau tươi với giá cao từ 75.000 đến 90.000 đồng/kg. Cau sấy được bán sang thị trường Ấn Độ, Trung Quốc.
Từ xa xưa, người dân dùng cau để ăn trầu, chữa bệnh răng miệng. Ngoài ra, các bộ phận từ quả cau như vỏ, hạt, cùi đều dùng làm thuốc hỗ trợ cho sức khỏe.
Y học hiện đại phân tích trong quả cau có các thành phần như alkaloid, saponin, sitosterol, dầu béo và khoáng chất. Trong Đông y, vỏ, cùi và rễ cau vị đắng chát, tính ôn và có tác dụng vào kinh vị, đại trường. Hạt cau có vị cay đắng, chát, tính ấm trị giun sán, sát trùng, tiêu tích.
Người dân có thể thu hái cau phơi khô, tách hạt bỏ lọ dùng dần hoặc sử dụng cau tươi.
Ảnh minh họa
Các bài thuốc từ cau trong dân gian
Hạt cau: Để trị giun sán, bạn lấy hạt cau sắc lấy nước uống vào buổi sáng. Người lớn dùng 80g, trẻ nhỏ khoảng 30-40g.
Hạt cau còn dùng để trị các chứng xơ gan, báng bụng. Dùng hạt khô sắc với trần bì (vỏ quýt khô) theo tỷ lệ 2:1, sao vàng, tán bột mịn và uống lúc đói bụng cùng với mật ong chữa chứng ợ chua; đốt thành than nghiền bột mịn chấm vào chỗ nhiệt miệng. Người bị sốt rét có thể dùng 8g hạt cau kết hợp với thường sơn 4g, thảo quả 8g sắc nước uống sau ăn, 2 lần/ngày.
Vỏ và cùi cau dùng chữa chứng khó tiêu hóa, khó đi tiêu tiểu, hỗ trợ hạ huyết áp, phù thũng. Vỏ cau sắc lấy nước chấm lên mụn để giảm viêm, tiêu mụn.
Bài thuốc sử dụng phổ biến nhất là lấy cau ngâm rượu trị các bệnh răng miệng, viêm nướu. Dùng 20-25 quả cau bỏ vỏ, bổ tư và ngâm vào trong bình rượu trắng 1 lít. Khi rượu cau chuyển màu vàng cánh gián là dùng được. Lưu ý, rượu cau rất cay nên pha loãng ngậm trong miệng khoảng 10-15 phút rồi nhổ bỏ, không ăn thêm cho tới khi đi ngủ, có tác dụng ức chế vi khuẩn, làm sạch răng, thơm miệng.
Người dân tuyệt đối không uống rượu cau bởi có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí là tính mạng bản thân.
Cau nhiều tác dụng nhưng không dùng cho những người suy nhược cơ thể, mệt mỏi.
Lưu ý thêm, rễ cau cũng có tác dụng cho sức khỏe nhưng khác với rễ cây sâm cau (loại sâm có lá giống lá cau) trồng nhiều ở miền núi có tác dụng tỏa dương, tốt cho nam giới. Rễ cau ta có tác dụng kháng nấm, kháng vi khuẩn và diệt giun sán, tăng nhu động ruột, giúp điều trị chứng khó tiêu, đầy bụng hay táo bón.
Bạn nên tham khảo bác sĩ Đông y trước khi dùng các bài thuốc từ cau.
Theo VietNamNet
-
Sức khỏe4 giờ trướcNữ giám đốc tỉnh dậy với cơn đau như điện giật ở nửa mặt bên phải. Khi đi khám, cô được chẩn đoán bị u não.
-
Sức khỏe5 giờ trướcMột số trường hợp trầm cảm có thể tự khỏi sau khoảng thời gian nhất định hoặc nhờ thay đổi lối sống, chế độ ăn uống.
-
Sức khỏe9 giờ trướcSau hít phải lượng lớn hơi từ hành, người phụ nữ 61 tuổi ở Quảng Ninh khó thở, mất ý thức, gọi hỏi không đáp ứng.
-
Sức khỏe10 giờ trướcKhông chỉ lá mà nụ loài cây này đem đun nước uống rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, người ta vẫn dùng lá và nụ tươi phơi khô làm thuốc.
-
Sức khỏe13 giờ trướcThói quen bẻ cổ, lắc cổ để tạo ra tiếng kêu răng rắc tưởng chừng vô hại, thậm chí mang lại cảm giác "thoải mái" tức thời, lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ khôn lường cho sức khỏe. Hành động này có thể gây ra những tổn thương cho cột sống cổ, dây thần kinh, mạch máu và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
-
Sức khỏe15 giờ trướcGần đây, thời tiết miền Bắc chuyển mùa nên Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiều người lớn mắc sởi nhập viện.
-
Sức khỏe16 giờ trướcKhoai lang là món ăn được nhiều người lựa chọn ăn vào bữa sáng, vậy ăn khoai lang vào bữa sáng có tác dụng gì?
-
Sức khỏe1 ngày trướcNước râu ngô là thức uống được nhiều người yêu thích vậy nhưng không phải ai cũng uống được, dưới đây là những người không nên uống nước râu ngô.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChạy bộ là hoạt động thể thao tốt cho sức khoẻ, vậy chạy bộ 2km/ngày có tác dụng gì?
-
Sức khỏe1 ngày trướcMassage không đúng cách có thể chấn thương cổ, dẫn đến các biến chứng yếu liệt, khó vận động, lâu dần biến chứng hệ hô hấp, tim mạch, nguy cơ tử vong cao.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu mới từ Bồ Đào Nha đã chỉ ra tác động đáng kinh ngạc của cà phê đối với tuổi thọ và nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng khi về già.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĂn đu đủ khi bụng đói vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích, bao gồm cải thiện tiêu hóa, giải độc, tăng cường sức khỏe làn da, ổn định lượng đường trong máu, tăng cường khả năng miễn dịch, giúp tinh thần minh mẫn và tập trung tốt hơn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCải bắp là loại rau phổ biến trong mùa đông, cải bắp rất tốt cho sức khoẻ, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn cải bắp?