Giải mã hiện tượng vong nhập, gọi hồn bí ẩn dưới góc nhìn y học

Trong tâm thần học có một bệnh lý được gọi là hoang tưởng bị xâm nhập, trạng thái lên đồng.

Trong tâm thần học có một bệnh lý được gọi là hoang tưởng bị xâm nhập, trạng thái lên đồng.

Vong nhập, ma nhập do đâu?

Thời gian gần đây, cả xã hội xôn xao với câu chuyện thỉnh vong chữa bệnh, hồn nhập đòi báo oan, theo nhận định của chuyên gia sự việc trên dựa trên vấn đề xã hội đã tồn tại từ rất lâu tại Việt Nam, đó chính là tín ngưỡng văn hóa hầu đồng.

Tuy nghiên ở góc độ tâm thần học, nhiều chuyên gia về tâm thần học đã gợi mở ra một loại bệnh lý có liên quan tới tín ngưỡng trên.

TS.Dương Minh Tâm, Trưởng phòng điều trị stress (Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, Viện sức khỏe tâm thần đã tiếp nhận và điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân có hiện tượng vong nhập.

Giải mã hiện tượng vong nhập, gọi hồn bí ẩn dưới góc nhìn y học-1Hội chứng lên đồng xâm nhập, ảnh minh họa.

Các bệnh nhân này khi nhập viện đều có những biểu hiện của rối loạn tâm thần như: mất ngủ, cảm giác bị xâm nhập…

Vong nhập, áp vong, lên đồng… là một loại bệnh tâm thần dạng hội chứng lên đồng và hoang tưởng xâm nhập. Hội chứng lên đồng xâm nhập có liên quan tới stress.

Theo nghiên cứu, tỷ lệ người bị mắc Hội chứng lên đồng xâm nhập chiếm khoảng 0,048% số trên toàn cầu, gặp ở tất cả các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

"Trong đó, hội chứng này khi mắc chỉ có 7,3% số người nhập viện điều trị. Tại Ấn Độ, Việt Nam và các nước đang phát triển thường không điều trị mà thường đi cúng bái, thờ phụng, tổ chức hầu đồng…", TS.BS Tâm nói.

Hội chứng lên đồng xâm nhập là một loại bệnh rối loạn tâm thần và cần phải được điều trị. Thời gian gần đây, không ít người dựa vào hội chứng này biến tướng nó với các mục đích lợi nhuận kinh tế.

Theo TS.BS Tâm trong thực tế khám chữa bệnh bác sĩ đã gặp rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng lên đồng xâm nhập. Bệnh nhân luôn có cảm giác có người mắc bảo làm theo hành động của người ngày, người kia. Gia đình đã đưa bệnh nhân đi cũng bái, hầu đồng khắp nơi.

Sau đó, bệnh nhân tới Viện sức khỏe Tâm thần Bạch Mai khám, điều trị và hiện nay đã quay trở lại cuộc sống bình thường. Hiện nay, sai lầm lớn nhất tại Việt Nam thường chữa cho bệnh nhân bằng con đường tâm linh.

Hiện tượng xã hội đã bị lợi dụng

Còn GS.BS Cao Tiến Đức, Bệnh viện 103 cũng cho hay, trên thực tế trong văn hóa Việt Nam có tín ngưỡng hầu đồng: thần, thánh, vong… nhập vào người. Nhưng trong tâm thần học có một bệnh lý được gọi là hoang tưởng bị xâm nhập, trạng thái lên đồng.

Người mắc bệnh lý này sẽ có suy nghĩ cho rằng có ai đó nhập vào mình và thể hiện nhân cách của người nhập vào (thần, thánh, ma, quỷ hay bất kỳ ai) và có thể phán xét được chuyện này, chuyện kia.

Cách đây, nhiều năm ở Nghệ An cũng rộ lên việc đi tìm mộ cho người thân, anh hùng liệt sĩ. Đã có một số người cho rằng vọng của anh hùng liệt sĩ nhập vào mình và chỉ lối đi tìm nơi chôn cất.

Có hai vấn đề đã phát sinh ở câu chuyện này, thứ nhất là người bị nhập đã đi tìm mộ có thể tìm được hoặc không. Vấn đề thứ 2, những người bị vong nhập đó sau một thời gian đã bị rối loạn tâm thân.

Câu chuyện thỉnh vong, áp vong ồn ào thời gian qua là dựa trên một hiện tượng xã hội.

Theo các chuyên gia, rối loạn tâm thần liên quan đến vong nhập, lên đồng, áp vong… thường xuất hiện ở những người có nhân cách yếu, dễ dao động, hay lo lắng, có sức khỏe yếu như phụ nữ, người già, trẻ em, người huyết áp thấp, hoặc có tình trạng bất bình thường.

Áp vong, gọi hồn chính là cơ chế bị ám thị hoặc tự ám thị khi mình có niềm tin mãnh liệt về một thế lực nào đó. Trong y học còn gọi đây là trạng thái bệnh lý vô thức, đầu óc trống rỗng. Trong trạng thái này con người vẫn nhận biết các thứ xung quanh, tiếp nhận các ám thị lạ và tạo ra sự tự ám thị.

Theo Trí Thức Trẻ


vong nhập


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.