- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giám đốc CDC Mỹ: Đại dịch tiếp theo có thể là cúm
Giám đốc CDC Mỹ nói rằng một trong những khía cạnh CDC Mỹ tại Việt Nam quan tâm là mối quan hệ giữa con người và động vật trong việc làm lây lan các dịch bệnh nguy hiểm.
Bác sĩ Rochelle P. Walensky (phải), Giám đốc Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC). Ảnh: A.D.
Bác sĩ Rochelle P. Walensky, Giám đốc Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC), ngày 17/3 nói rằng CDC Mỹ đang tích cực xác định các mối nguy có thể dẫn đến đại dịch tiếp theo và mọi người đang lo ngại đó sẽ là một đại dịch cúm thay vì đại dịch do virus corona gây ra.
"Chúng tôi đang liên tục theo dõi virus cúm. Cúm gia cầm cũng là một trong những mối quan tâm của chúng tôi", bà nói với Zing trong buổi họp báo tại TP.HCM nhân chuyến công tác Việt Nam.
"Chúng tôi cũng tin rằng mối nguy hiểm ở bất kỳ nơi nào cũng là mối nguy cho toàn thế giới và chúng tôi sẽ làm việc cùng nhau để ngăn chặn các mối nguy trên toàn cầu", bà nói. Giám đốc CDC cũng lưu ý một trong những khía cạnh CDC Mỹ tại Việt Nam quan tâm là mối quan hệ giữa con người và động vật trong việc làm lây lan các dịch bệnh nguy hiểm.
Giám đốc Quốc gia CDC Mỹ tại Việt Nam Eric Dziuban nói rằng một trong những công việc họ thúc đẩy tại Việt Nam là đảm bảo các thông tin được kết nối với nhau.
"Chúng tôi muốn đảm bảo rằng hệ thống dữ liệu kết nối. (Nói về mối liên hệ giữa bệnh trên người và động vật) nếu chúng ta biết đâu là nơi có người nhiễm virus dại, điều mà không may vẫn xảy ra ở Việt Nam, liên kết chúng với dữ liệu về các ca dại trên động vật, chúng ta có thể phản ứng tốt hơn nếu có dịch bệnh bùng phát hoặc có nguy cơ", ông cho biết.
"Một ví dụ khác là HIV. Nếu chúng ta có hệ thống theo dõi việc lây nhiễm HIV, chúng ta có thể biết khi nào mình cần tăng cường việc phòng ngừa HIV, đưa các chương trình đến được những người đang cần nhất", ông nói.
Trả lời câu hỏi của Zing về các ưu tiên khác của CDC Mỹ tại Việt Nam sau đại dịch, ông Dziuban nói rằng ngoài việc tiếp tục chống lại Covid-19, hai ưu tiên khác mà họ muốn thúc đẩy là chương trình tiêm chủng cho trẻ em và chương trình phòng chống lao.
"Tỷ lệ được tiêm chủng của trẻ em đã sụt giảm tại Việt Nam trong đại dịch do các dịch vụ y tế bị gián đoạn. Chúng tôi đang làm việc cùng Bộ Y tế Việt Nam để đưa tỷ lệ này trở về mức trước đại dịch", ông cho biết. Đối với chương trình phòng chống lao, việc phát hiện các ca nhiễm lao mới và ngăn chặn lây lan là rất khó khăn trong giai đoạn căng thẳng của đại dịch.
"Chúng tôi không thể đưa người bệnh đến khám, và các bệnh viện dành cho lao được sử dụng cho bệnh nhân lao phổi. Vì vậy đây là lúc để nhân đôi nỗ lực trong công cuộc phòng chống lao", ông nói.
"CDC tại Mỹ và CDC Mỹ tại Việt Nam sẽ tiếp tục các công việc dù cho Covid-19 có còn là tình trạng khẩn cấp hay không. Chúng tôi nhận định rằng Covid-19 vẫn ở đây với chúng ta và những ca nhiễm sẽ còn diễn ra...", bà Walensky nói. "Chúng ta không biết được liệu một biến chủng nguy hiểm hơn có xảy đến không".
Công việc của CDC Mỹ tại Việt Nam bắt đầu vào năm 1990 với sự thành lập văn phòng quốc gia tại Việt Nam và sự hỗ trợ của Mỹ đối với Việt Nam trong việc chống lại đại dịch HIV/AIDS. Văn phòng CDC khu vực ASEAN cũng sẽ được đặt tại Hà Nội.
Tại Hà Nội, bà Walensky đã ký với Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương Ý định thư về tăng hợp tác trong việc xây dựng mô hình Trung tâm CDC Trung ương tại Việt Nam giữa Bộ Y tế và CDC Mỹ.
Theo Zing
-
Sức khỏe8 giờ trướcNữ sinh lớp 12 thừa nhận đã bắt đầu yêu từ 4 năm trước. Các lần gần gũi với bạn trai đều không sử dụng biện pháp bảo vệ.
-
Sức khỏe11 giờ trướcChúng ta thường được khuyên nên ăn cá thường xuyên. Không chỉ bởi cá là thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn có nhiều lợi ích sức khỏe, hỗ trợ làm đẹp.
-
Sức khỏe15 giờ trướcNếu bạn đang giải thích cơ chế đốt mỡ theo cách này và hoàn toàn tin vào nó, xin chia buồn. Vậy cơ chế đốt mỡ đúng của cơ thể là gì?
-
Sức khỏe19 giờ trướcSau khi tốt nghiệp đại học và có một khoảng thời gian thất nghiệp, do muốn tiết kiệm tiền, cô gái không nỡ đem đồ ăn để lâu trong tủ lạnh vứt đi vì sợ lãng phí.
-
Sức khỏe19 giờ trướcBộ Y tế ngày 25/3 cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet và Tensicare đang được quảng cáo sai sự thật trên một số trang mạng, người dân không nên căn cứ vào đây để mua và dùng sản phẩm.
-
Sức khỏe21 giờ trướcNước tăng lực đôi khi bị nhầm lẫn với các loại đồ uống thể thao. Mục đích của nước tăng lực là giúp người uống tỉnh táo và bổ sung năng lượng nhờ chứa một lượng đường đáng kể cùng caffein. Mùa hè uống nước tăng lực có giúp bù nước hiệu quả không?
-
Sức khỏe1 ngày trướcTiến sĩ Mark Hyman, chuyên gia về tuổi thọ cho biết thường xuyên sử dụng một số loại thực phẩm có thể giúp sống thọ hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính.
-
Sức khỏe1 ngày trướcPGS.TS Trần Đắc Phu nhận định nguy cơ bùng phát virus Marburg trong nước không cao nhưng nguy cơ xâm nhập có thể có vì chúng ta đi lại với các nước châu Phi khá nhiều.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGan nhiễm mỡ là căn bệnh thường gặp ở những người lạm dụng rượu bia, béo phì và ít vận động. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây suy gan. Tuy nhiên, có thể điều trị bệnh gan nhiễm mỡ bằng việc thay đổi chế độ ăn uống.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCua đồng nấu canh vốn đã bổ dưỡng, nhưng sẽ còn thơm ngon hơn nếu như chúng được kết hợp với những loại rau phù hợp, trong đó rau đay và mồng tơi là hai loại rau thường được nấu cùng với cua đồng nhất.
-
Sức khỏe2 ngày trướcNgày 23/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết Guinea Xích đạo tiếp tục ghi nhận thêm 8 trường hợp mắc bệnh Marburg.
-
Sức khỏe2 ngày trướcTrước khi bị viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do liên cầu khuẩn lợn, hai nam bệnh nhân có ăn tiết canh ngan, giết mổ và ăn thịt lợn ốm.
-
Sức khỏe2 ngày trướcNghiên cứu từ hai đơn vị danh tiếng Max Planck - Yale của Đức và Mỹ chỉ ra cách đáng sợ mà một số loại thức ăn có thể khiến bạn bị lệ thuộc, không khác gì chất gây nghiện.
-
Sức khỏe2 ngày trướcĂn nhiều loại quả này sẽ khiến độc tố aflatoxin xâm nhập vào cơ thể, gây hại cho gan.