Giáo sư tim mạch nổi tiếng: Khi có dấu hiệu này, hãy coi chừng bạn đã mắc bệnh mỡ máu cao!

Mỡ máu cao được xem là bệnh tấn công sức khỏe và tính mạng nghiêm trọng hàng đầu. Và những dấu hiệu sau sẽ giúp bạn nhận biết bệnh mỡ máu sớm.

Mỡ máu cao hiện nay được xem là bệnh tấn công sức khỏe và tính mạng nghiêm trọng hàng đầu. Để biết rõ bệnh và cách phòng tránh, hãy dành thời gian xem bạn đã có dấu hiệu này chưa?

Hiện nay, quốc gia láng giềng Trung Quốc đã có tới gần 30 triệu bệnh nhân mắc bệnh mỡ máu cao. Chúng ta đều đã biết, bệnh mỡ máu cao chính là nguyên nhân đầu tiên và lớn nhất gây ra bệnh mạch vành, đột qụy, nhồi máu cơ tim, tử vong đột ngột và các bệnh nguy hiểm khác.

Vậy, bạn có biết những triệu chứng sớm của bệnh mỡ máu cao hay chưa? Cần làm gì để giảm lượng mỡ trong máu? Sau đây là đúc kết từ những kinh nghiệm của chuyên gia tim mạch hàng đầu Trung Quốc, bạn hãy dành thời gian tham khảo cẩn thận.

Theo giáo sư Tiền Hiếu Hiền, Giám đốc khoa Nội – Tim mạch, Bệnh viện số 3 Trung Sơn, Trung Quốc, có 5 đặc điểm nổi bật này chứng tỏ bạn có thể đã mắc bệnh mỡ máu (tăng lượng lipit trong máu hoặc cholesterol cao).


Những hiểu biết sai lầm cần tránh

1. Uống gấp đôi liều lượng thuốc hạ mỡ máu đồng nghĩa với hiệu quả hạ mỡ máu gấp đôi

Giáo sư Tiền cho biết, điều trị để giảm mỡ máu là một quá trình lâu dài, nó khác với hạ huyết áp, thuốc hạ lipid nếu chẳng may bị quên uống mà bỏ lỡ một hoặc hai lần cũng không quan trọng, miễn là tuân thủ việc uống thuốc lâu dài thì sẽ có thể đạt được kết quả.

Chẳng hạn như loại thuốc chứa thành phần statins, hiệu quả hạ lipid của nó không phải do tăng gấp đôi liều thuốc thì việc hạ tỉ lệ mỡ máu sẽ đạt hiệu quả gấp đôi, nhưng theo nguyên tắc nếu uống 6% liều thì hiệu quả giảm mỡ máu cũng đạt 6%.

Ví dụ, ban đầu bạn uống 10mg thuốc đã có thể làm giảm mỡ máu, nhưng sau đó uống 20mg cũng chỉ có thể giảm 6%, rồi nếu tiếp tục tăng liều lên tới 40mg thì vẫn chỉ giảm 6% mỡ máu mà thôi.

Đây là lý do tại sao bác sĩ không khuyên bệnh nhân nên dùng thuốc liều cao.

3 dấu hiệu chứng tỏ mỡ máu bất thường

- Tổng cholesterol trong huyết thanh hoặc có mật độ thấp hoặc cao hơn mức bình thường;

- Mức Triglyceride cao hơn bình thường;

- Mức cholesterol lipoprotein mật độ thấp hạ xuống ở mức thấp.

2. Mỡ trong máu cao tức là mức triglycerides cao?

Mức Triglyceride chỉ cao trong trường hợp người bệnh bị rối loạn lipid máu, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi.

Nhiều người còn bị nhầm lẫn giữa việc mỡ máu cao thì mặc định là đã mắc bệnh mỡ máu cao. Điều này không hẳn khoa học.

Bởi trong cùng một thời điểm, có thể bạn bị "rối loạn lipid máu" hoặc là mỡ máu cao tạm thời, không chắc là đã mắc bệnh mỡ máu cao.

Mỡ máu là tập hợp các chất béo có trong máu, chủ yếu bao gồm cholesterol và triglycerides.


Mỡ máu cao sẽ gây ra các bệnh về tim mạch, dẫn đến tử vong

3. Có phải mỡ máu càng thấp càng tốt?

Giáo sư Tiền nhấn mạnh rằng, quan niệm tỉ lệ mỡ trong máu càng thấp càng tốt cũng là một sai lầm, không hoàn toàn chính xác.

Hiện nay trong giới học thuật vẫn duy trì hai quan điểm, một là mỡ máu càng giảm ở mức độ càng thấp càng tốt. Quan điểm thứ 2 là tỉ lệ mỡ máu nằm ở mức cho phép là tốt. Nhưng riêng quan điểm của giáo sư Tiền thì mỡ máu dù hạ đếm mức nào cũng không phải là đủ.

Ở Trung Quốc, có gần 300 triệu người bị mắc chứng rối loạn lipid máu, theo từng mức độ nguy hiểm có thể chia thành các nhóm như: nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, nguy cơ và nguy cơ thấp.

Trong đó, nhóm nguy cơ và nguy cơ thấp đã có tỉ lệ cao tới 70% đến 80%. Nhưng nhóm nguy cơ cực cao và nhóm nguy cơ cao khả năng giảm tỉ lệ mỡ máu chỉ đạt khoảng 30% đến 40%. Điều đó có nghĩa là người có nguy cơ mỡ máu cao đang tăng lên trong khi người có thể giảm xuống lại rất thấp, từ đó sẽ làm tăng tỉ lệ người mắc bệnh khó chữa khỏi.

Ngoài ra, nếu muốn giảm tỉ lệ mỡ máu xuống ở mức thấp cũng rất khó khăn, một trong những lý do là cơ thể bên trong vẫn hấp thụ mỡ, một lý do khác là mỡ máu cao có thể đạt đến sự cân bằng.

Việc sử dụng thuốc hạ mỡ máu hiện nay mới chỉ là để ức chế sự tổng hợp của gan, điều này sẽ khiến cho bệnh mỡ máu cao khó giải quyết ngay trong ngắn hạn.

Việc điều trị cần sự kiên trì bền bỉ, vì thế lời khuyên tốt nhất dành cho bạn vẫn là việc áp dụng các giải pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Thay đổi thói quen sinh hoạt chưa phù hợp, cải thiện thực đơn ăn uống, tăng cường vận động, duy trì trạng thái sức khỏe tâm sinh lý ổn định.


Bệnh mỡ máu cao bùng phát ngày càng nhiều do thói quen ăn quá nhiều dầu mỡ.

5 dấu hiệu cho thấy bạn có thể đã mắc chứng mỡ máu cao

Thứ nhất, khi mới chớm mắc bệnh mỡ máu ở mức độ thấp, thường người bệnh không có sự khó chịu, nhưng không có triệu chứng không có nghĩa là bạn không mắc bệnh mỡ máu không cao, vì thế, cần thường xuyên kiểm tra lipid máu là việc rất quan trọng, đặc biệt là những người có nguy cơ cao.

Thứ hai, các biểu hiện chung nhất của sự tăng lipid máu thường là gây chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, giảm trí nhớ, hay quên, tê tay… chúng đều là những dấu hiệu rất dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Ngoài ra, tăng lipid máu thường kèm theo thừa cân và béo phì.

Thứ ba, khi tình trạng mỡ máu đã tăng cao nghiêm trọng sẽ xuất hiện tình trạng tức ngực, thở gấp, hụt hơi, đau ngực, nghẹt mũi, không thể nói và các triệu chứng khác, và cuối cùng dẫn đến bệnh mạch vành, đột quỵ và các bệnh nghiêm trọng khác.

Thứ tư,
mỡ máu cao lâu ngày sẽ gây ra chứng xơ vữa động mạch, dẫn đến bệnh mạch vành và bệnh mạch ngoại biên, biểu hiện như mạch đập đứt quãng, chân đi không vững hoặc khập khiễng, đau thắt ngực và các triệu chứng khác.

Thứ năm,
một số ít bệnh nhân bị tăng lipid máu sẽ còn xuất hiện sự thay đổi của vòm giác mạc và chứng thay đổi ở vùng đáy mắt do tăng lipid máu. Khung hình giác mạc, còn được gọi là "bệnh lão hóa mắt", nếu bệnh nhân dưới 40 tuổi, thì có thể xem là chắc chắn đã mắc bệnh mỡ máu cao.

Theo Trí Thức Trẻ

tử vong

bệnh mỡ máu

đột qụy


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.