Gout - Căn bệnh đang ngày càng phổ biến

Gout (gút) là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Căn bệnh này ngày càng trở nên phổ biến.

Việt Nam có tỷ lệ loãng xương cao

Chương trình kiểm tra sức khỏe hệ xương của Anlene đã kiểm tra 1,8 triệu người trên toàn châu Á và cho biết số người có nguy cơ bị loãng xương rất cao. Trong đó ở Việt Nam, cứ 2 người tham gia kiểm tra lại có khoảng 1 người có nguy cơ phát triển bệnh loãng xương. Hầu hết mọi người không nhận ra loãng xương là căn bệnh nguy hiểm, dễ dàng gây rạn xương hông ngay trong năm đầu tiên mắc bệnh. Tuy nhiên, loãng xương hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu bạn áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh với lượng can-xi và vitamin D hấp thụ hợp lý kết hợp cùng hoạt động thể chất điều độ.

Gấc - kho báu chứa đầy ắp chất chống ôxy hóa

Các nghiên cứu gần đây cho thấy chất carotenoid trong quả gấc có tác dụng ngăn chặn phát triển bệnh đục thủy tinh thể. Theo nghiên cứu, những người hấp thụ chất carotenoid, lutein và zeaxanthin có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh đục thủy tinh thể. Lutein và ze-axanthin có vai trò cực kỳ quan trọng cho sức khỏe của mắt và đóng vai trò trung tâm trong việc ngăn một số bệnh chính về mắt, trong đó có thoái hóa hoàng điểm.

Hội thảo dinh dưỡng

Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã tổ chức buổi hội thảo về thực trạng dinh dưỡng của trẻ em tại Việt Nam và vai trò của một chế độ ăn uống hợp lý trong việc hỗ trợ sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này. PGS.TS. Lê Bạch Mai (Viện phó Viện dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: trong suốt thời thơ ấu, cơ thể trẻ luôn có nhu cầu rất lớn về vitamin như vitamin A, B1, B6, D, E và các khoáng chất khác như iốt, sắt, kẽm, canxi... để hỗ trợ cho sự tăng trưởng cơ thể và trí não. Việc thiếu các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn sẽ gây ra tình trạng đói ngắn hạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân và triệu chứng

Bệnh thường gặp ở nam giới (trên 95%) khỏe mạnh, mập mạp, bắt đầu từ tuổi 30 - 40. Phụ nữ nếu bị thường ở tuổi trên 60. Dấu hiệu để nhận biết ở những người bị bệnh rất dễ, chẳng hạn như nếu bệnh nhân ăn quá nhiều đạm từ các loại hải sản, thịt đỏ hay đậu đỗ thì ngay lập tức chỉ vài tiếng sau khi ăn sẽ thấy ngay bệnh trạng. Bệnh thường khởi đầu bằng việc viêm và sưng đau các khớp chân tay, điển hình là nổi u cục. Khi bệnh nặng có thể xuất hiện hàng loạt các bệnh nguy hiểm khác như: viêm khớp cấp, sỏi thận, suy thận, các bệnh tim mạch... Bệnh nhân chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt thì sẽ đỡ.

Tránh thức ăn, đồ uống không có lợi

Theo lời khuyên từ Viện Gút TP.HCM thì người bệnh gút kiêng tuyệt đối các loại thực phẩm giàu đạm gốc pu-rin như: hải sản (tôm, cua biển, ghẹ, một số loại cá hồi, cá thu cá trích...); các loại thịt có màu đỏ (thịt trâu, bò, ngựa, dê...); phù tạng động vật (lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc...); trứng gia cầm, trứng vịt lộn. Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể. Giảm bớt các loại đạm động vật như thịt lợn, thịt chó, gà, vịt, cá đồng, lươn, ếch, đạm thực vật (đậu canh, đậu hà lan, đậu trắng...); giảm các thực phẩm giàu chất béo no như mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, mì tôm, thức ăn nhanh... Kiêng tuyệt đối các loại nước chứa cồn như bia, rượu, cơm rượu, nếp than... hạn chế đồ uống có gaz, nước ngọt vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì - một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.

Tăng cường thức ăn, đồ uống có lợi

Các thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm không có hoặt ít có nhân rurin và có công dụng tăng cường đào thải axít uric qua đường tiết niệu: rau cần, súp lơ, dưa chuột, cải xanh, cà chua, cà pháo, cà tím, cải bắp, củ cải, khoai tây, bí đỏ, bí xanh, dưa hấu, đậu đỏ, lê, táo, nho, sữa bò, dưa gang, cải trắng, mã thầy, hành tây, mía, chuối, cam quýt, đào...

Nên uống nhiều nước, tối thiểu 2,5 - 3 lít mỗi ngày. Nên uống nước khoáng không gaz có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tinh irate tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận.

Chế độ sinh hoạt

Cần vận động thường xuyên, vừa sức. Người đang bị viêm, sưng khớp không luyện tập quá nhiều và quá sức.

Hạn chế căng thẳng, bực tức, giữ tinh thần thoải mái và không nên thức khuya.

Buổi tối trước khi đi ngủ nên ngâm chân tay với nước ấm từ 20 -30 phút. Phương pháp này giúp làm mềm và thư giãn các khớp, có thể hạn chế được các cơn đau cấp tính do bệnh gây ra, từ đó làm hạn chế biến dạng khớp.

Bạn cần biết!

Bệnh nhân gút không nên ăn quá 100g thực phẩm giàu đạm mỗi ngày.

Triệu chứng đầu tiên của bệnh là sưng đau ở 1 trong 2 chân cá. Tình trạng này mất đi rồi lại tái phát, sau đó lan dần đến các khớp ngón chân cái, bàn ngón chân cái, cổ chân, các ngón chân khác khớp gối, bàn tay, khớp và các vùng gần khớp khác.

Các triệu chứng chỉ kéo dài từ 5 - 10 ngày rồi khỏi, không để lại di chứng gì tại khớp. Nếu được điều trị hợp lý, bệnh sẽ hết rất nhanh, còn nếu không có thể gây di chứng suy thận, nguy hiểm đến tính mạng.

Theo Thu Hòa



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.