- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hà Nội: 2 người đàn ông trẻ tuổi tử vong vì sốt xuất huyết
Theo bác sĩ, với các bệnh nhân vào viện điều trị sớm hầu hết đều có tiên lượng rất tốt. Trong khi đó, bệnh nhân nhập viện muộn, nhất là khi đã có tình trạng sốc việc điều trị rất khó khăn.
Tuần thứ 6 liên tiếp ghi nhận hơn 1.000 ca sốt xuất huyết
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, trong tuần vừa qua, Thủ đô ghi nhận 1.378 ca sốt xuất huyết. So với tuần trước số ca mắc tăng 2,6%.
Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết ghi nhận tại 30 quận, huyện, thị xã. Trong đó có một số quận, huyện có số ca mắc cao, như: Hà Đông (128 ca), Thường Tín (123 ca), Thanh Oai (103 ca), Phú Xuyên (98 ca), Hoàng Mai (90 ca). Trong tuần, Hà Nội cũng ghi nhận thêm 31 ổ dịch mới tại 14 quận, huyện. Túyp virus Dengue lưu hành đã xác định được là DENV1 và DENV2, DENV4.
Điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết (Ảnh: Minh Nhân).
Đáng chú ý, trong tuần vừa qua Hà Nội ghi nhận 2 ca tử vong vì sốt xuất huyết. 2 trường hợp này đều là nam giới, 31 và 38 tuổi. Theo BS Phạm Văn Phúc - Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các bệnh nhân vào viện ở thời điểm quá muộn. Tại thời điểm nhập viện bệnh nhân đã ở trong tình trạng sốc.
Cũng theo BS Phúc, từ tháng 10 đến nay, số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện tăng cao. Trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận 10 ca bệnh.
"Với các bệnh nhân vào viện điều trị sớm hầu hết đều có tiên lượng rất tốt. Trong khi đó, bệnh nhân nhập viện muộn, nhất là khi đã có tình trạng sốc việc điều trị rất khó khăn", BS Phúc cho hay.
Cộng dồn từ đầu năm đến ngày 18/11, toàn thành phố ghi nhận 13.437 ca mắc sốt xuất huyết, số ca mắc tăng 4,1 lần so với cùng kỳ năm 2021. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng ghi nhận 1.043 ổ dịch tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Hiện còn 127 ổ dịch đang hoạt động tại 21 quận, huyện.
Một số ổ dịch đang hoạt động có nhiều bệnh nhân, diễn biến kéo dài như tại Phùng Xá, Thạch Thất; Hồng Dương, Thanh Oai; thị trấn Phú Xuyên; Tam Hiệp, Phúc Thọ.
Đặc biệt, từ tuần 40 (tháng 10) ghi nhận số ca mắc cao trên 1.000 ca/tuần, cao hơn nhiều so với năm 2021 và trung bình 3 năm 2019 - 2021.
Theo dự báo của CDC Hà Nội, số ca sốt xuất huyết có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới do đang trong cao điểm mùa dịch, nguy cơ sẽ có thêm nhiều bệnh nhân nặng và tử vong.
Nhiều ổ dịch kéo dài vì phát hiện muộn, bỏ sót bệnh nhân
Đến nay, toàn thành phố đã thực hiện hơn 1.400 chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đã thực hiện 174 chiến dịch phun diện rộng chủ động phòng, chống sốt xuất huyết tại các quận, huyện.
Hà Nội đang thực hiện chiến dịch phun thuốc diệt muỗi diện rộng (Ảnh: Mạnh Quân).
Theo ông Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc CDC Hà Nội, trong thời gian tới, dịch bệnh sốt xuất huyết vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường nên việc chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch là hết sức quan trọng.
Tại một số quận, huyện vẫn còn ổ dịch sốt xuất huyết diễn biến kéo dài, nguyên nhân là do công tác phát hiện bệnh nhân muộn, bỏ sót bệnh nhân, xử lý ổ dịch vẫn chưa đạt hiệu quả cao.
"Các địa phương cần tăng cường công tác vệ sinh môi trường tại khu vực nguy cơ, khu vực ổ dịch "làm đến đâu sạch đến đó" thì mới đạt hiệu quả cao. Lưu ý, trước khi phun hóa chất phải xử lý ổ dịch, vệ sinh môi trường trước thì việc phun hóa chất mới tăng hiệu quả diệt muỗi", ông Tuấn cho hay.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương, thời gian tới, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh sốt xuất huyết, các địa phương cần tiếp tục tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm bệnh nhân mắc tại cộng đồng, giám sát ổ dịch, giám sát véc tơ,… để có những biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả, không để dịch bùng phát lây lan ra cộng đồng.
"Đối với các chiến dịch tổng vệ sinh môi trường cần thực hiện một cách triệt để, CDC Hà Nội cần hướng dẫn, giám sát thường xuyên, liên tục các quận, huyện trong công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết và các loại dịch bệnh khác", ông Cương nhấn mạnh.
Theo Dân Trí
-
Sức khỏe15 phút trướcThịt lợn là thực phẩm vô cùng quen thuộc với mọi gia đình. Tuy nhiên, có thể bạn đang ăn thịt lợn sai cách, dẫn đến tự rước bệnh vào người mà không hề hay biết.
-
Sức khỏe1 giờ trướcMùng 6 Tết, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP. Hồ Chí Minh) tiếp nhận một bệnh nhi (26 tháng tuổi, trú tại Đồng Tháp) trong tình trạng bứt rứt, khó chịu, đau bụng, ói.
-
Sức khỏe2 giờ trướcNhiều người có thói quen lấy ráy tai thường xuyên nhưng phương pháp không đúng cách có thể gây hại cho tai lúc nào không hay, thậm chí là dẫn đến ung thư.
-
Sức khỏe13 giờ trướcTheo các bác sĩ, trẻ thiếu máu nhưng thừa sắt có thể do Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Bệnh này có chi phí chữa trị tốn kém và cần phải phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
-
Sức khỏe13 giờ trướcBệnh nhân vào viện trong tình trạng nôn ra máu đỏ tươi, tiếp xúc chậm, da xanh tái, niêm mạc nhợt, thể trạng gầy.
-
Sức khỏe15 giờ trướcNam thanh niên 24 tuổi đã tự tiêm filler để tăng kích cỡ dương vật. Sau hai năm, bộ phận này sưng tấy, rỉ mủ và hoại tử da.
-
Sức khỏe15 giờ trướcCác nghiên cứu đã cho thấy người tiêu thụ nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, cũng như bệnh tim mạch cao hơn bình thường.
-
Sức khỏe18 giờ trướcChiều 2/2, đại diện AstraZeneca Việt Nam cho biết, AstraZeneca và Bệnh viện Chợ Rẫy vừa ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2023-2025 nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bệnh nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía nam.
-
Sức khỏe18 giờ trướcKhi mở túi đựng thi thể, nhân viên nhà tang lễ phát hiện bệnh nhân 66 tuổi đang thở gấp.
-
Sức khỏe19 giờ trướcĐối phó với thời tiết nồm ẩm, chắc chắn nhiều người trong số chúng ta dễ stress. Đó là còn chưa kể sức khỏe bị ảnh hưởng.
-
Sức khỏe20 giờ trướcQuả dừa, trà xanh và một số thực phẩm rất phổ biến sẽ giúp cơ thể bạn thanh lọc sau kỳ nghỉ Tết ăn uống thả ga.
-
Sức khỏe23 giờ trướcSau khi uống rượu ngâm củ ấu tẩu, hai người đàn ông ở Hải Dương đều cảm thấy tức ngực, khó thở, phải nhập viện cấp cứu.
-
Sức khỏe23 giờ trướcLão hóa là quy luật tự nhiên, chẳng ai có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, tốc độ lão hóa ở mỗi người là khác nhau, có người bị lão hóa nhanh nhưng có người thì lại chậm.
-
Sức khỏe1 ngày trướcDù ở bất kỳ độ tuổi nào bạn cũng nên nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường của suy hô hấp để kịp thời chẩn đoán, điều trị.