Hà Nội "khủng hoảng" nước sạch nhưng dùng nước khoáng, nước tinh khiết để nấu ăn có thực sự tốt không?

Người dân Hà Nội không ngại bỏ tiền mua nước khoáng, nước tinh khiết dùng cho việc nấu nướng. Tuy nhiên liệu 2 loại nước dùng để nấu ăn có thực sự tốt không?

1 tuần sau khi nước bốc "mùi lạ", người dân Hà Nội không ngại bỏ tiền mua nước khoáng, nước tinh khiết dùng cho việc nấu nướng. Tuy nhiên liệu 2 loại nước dùng để nấu ăn có thực sự tốt không?

Sau khi UBND TP Hà Nội công bố kết quả xét nghiệm "mùi lạ" trong nguồn nước tại Hà Nội có liên quan đến chất styren, chất này có tỷ lệ cao hơn 1,3 - 3,6 lần so với mức bình thường. Cùng khuyến cáo người dân chỉ sử dụng nước thuộc vùng do Công ty Cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông cung cấp để tắm giặt, không sử dụng để ăn uống, rất nhiều hộ dân tại khu vực Thiên Đường Bảo Sơn, khu đô thị Linh Đàm và nhiều nơi khác đã không ngại bỏ tiền để mua nước bình, nước đóng chai về sử dụng.

Do nhu cầu của người dân tăng quá cao, nhiều cửa hàng tạp hóa tại các khu vực này đều trong tình trạng khan hàng, chủ cửa hàng phải liên tục gọi cho đại lý để cung cấp.

Hà Nội khủng hoảng nước sạch nhưng dùng nước khoáng, nước tinh khiết để nấu ăn có thực sự tốt không?-1Hà Nội khủng hoảng nước sạch nhưng dùng nước khoáng, nước tinh khiết để nấu ăn có thực sự tốt không?-2

Một chủ cửa hàng tại Khu đô thị Linh Đàm cho biết, mấy ngày nay, mỗi ngày cửa hàng đều bán khoảng 200-300 bình nước, đại lý phân phối liên tục chở thì mới đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.

"Ngày nào người ta cũng mua, còn đang cháy, mỗi ngày bán khoảng 200-300 bình, giá không đổi, tất cả các đại lý đều đáp ứng được hết nhu cầu của người dân, tuy nhiên, có thời điểm phải đợi, tất cả tòa nhà ai cũng mua nước bình hết, người ta thường mua bình 20 lít và 6 lít, mua nhiều lắm", một chủ cửa hàng cho hay.

Thực tế, nước khoáng hay nước tinh khiết đều là 2 loại nước được sử dụng phổ biến hiện nay. Mỗi một loại nước đều có tính chất và chứa các thành phần khác nhau mang đến lợi ích cho cơ thể của chúng ta.

Trong vài ngày qua, nhiều người đã mua 2 loại nước này về để phục vụ cho việc nấu ăn hàng ngày vì cho rằng đây là nguồn nước sạch và đảm bảo an toàn nên không gây ra ảnh hưởng gì xấu cho sức khỏe. Vậy việc sử dụng nước khoáng và nước tinh khiết để nấu ăn có tốt hay không?

Hà Nội khủng hoảng nước sạch nhưng dùng nước khoáng, nước tinh khiết để nấu ăn có thực sự tốt không?-3
Nước khoáng chỉ nên dùng để uống chứ không nên dùng cho việc nấu ăn.

Có nên dùng nước khoáng, nước tinh khiết để nấu ăn không?

Theo bác sĩ Nguyễn Đình Bình, giảng viên y học trường Đại học Đông Đô, cả nước tinh khiết lẫn nước khoáng đều rất tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, trong nước khoáng có chứa nhiều loại khoáng chất như canxi, natri, kali… Nếu dùng loại nước này để nấu ăn, các thành phần của nước khoáng sẽ bị tác động (ví dụ như sinh ra cặn canxi, natri). Không những thế, các dinh dưỡng trong thực phẩm cũng có thể bị biến đổi, ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là những người thận yếu.

Hà Nội khủng hoảng nước sạch nhưng dùng nước khoáng, nước tinh khiết để nấu ăn có thực sự tốt không?-4

Còn đối với nước tinh khiết, đây là loại nước không chứa bất kỳ khoáng chất nào, chính vì vậy mọi người có thể sử dụng để ăn uống, nấu ăn hàng ngày mà không lo ngại gì về ảnh hưởng sức khỏe. Theo bác sĩ Bình, trong những ngày nguồn nước bị ô nhiễm thì việc sử dụng nước tinh khiết để nấu ăn là hoàn toàn có thể và người dân nên làm.

Cuối cùng, bác sĩ khẳng định nước khoáng vẫn là loại nước rất tốt cho những người vận động nhiều, hay đổ mồ hôi… Nhưng nước khoáng chỉ nên dùng để uống chứ không nên dùng cho việc nấu ăn.

Theo Trí Thức Trẻ


nước khoáng

nước sạch


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.