- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hà Nội: Nam thanh niên bị đâm thủng tim
Đêm trực ngày 7/12/2024, kíp trực cấp cứu tại khoa Cấp cứu Bệnh viện E tiếp nhận một người bệnh nam (16 tuổi ở Hà Nội) vào viện với vết thương ngực hở do bị đâm thấu tim.
TS.BS Nguyễn Đình Liên - trưởng khoa Phẫu thuật thận tiết niệu và nam học, Bệnh viện E, cho biết, trong đêm trực ngày 7/12/2024, nhận được cuộc điện thoại từ Trung tâm cấp cứu 115 và Bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh - Hà Nội về trường hợp một nam thanh niên, 16 tuổi, bị thương ở ngực hở vị trí cạnh núm vú trái. Vết thương do vật sắc nhọn gây nên, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Ngay lập tức, TS.BS Nguyễn Đình Liên (trực cọc I ngoại) và TS.BSNT Bùi Văn Dân - trưởng khoa miễn dịch dị ứng và da liễu (trực cọc I nội) cùng các bác sĩ trực cấp cứu đã “ấn nút báo động đỏ” huy động toàn bộ lực lượng cấp cứu người bệnh.
Chỉ sau đó ít phút, người bệnh được đưa vào cấp cứu trong tình trạng da xanh, niêm mạc nhợt do mất máu nhiều và thở máy qua nội khí quản, mạch nhanh, huyết áp thấp... Ngực có vết thương rộng 3cm vị trí dưới núm vú trái, vết thương do vật sắc nhọn gây nên. Các bác sĩ khám lâm sàng cho người bệnh thì thấy tiếng tim mờ, rì rào phế nang phổi trái không còn... Lập tức các bác sĩ nhận định, đây là vị trí vết thương nguy hiểm, có thể có vết thương tim. Kíp trực cấp cứu đã ngay lập tức báo với kíp trực tim mạch và xin ý kiến chỉ đạo của TS.BS Nguyễn Công Hựu - Giám đốc Bệnh viện E về phương án mổ tối cấp cứu nhằm cứu sống bệnh nhân đang ở “lúc ngàn cân treo sợi tóc” này.
Phòng mổ Bệnh viện E ngay lập tức “sáng đèn”, ê kíp phẫu thuật sẵn sàng... chỉ sau vài phút được thông báo về ca mổ cấp cứu này. Dưới sự chỉ huy của TS.BS Nguyễn Công Hựu, ThS.BS Nguyễn Hoàng Nam - Phó khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E là người trực tiếp thực hiện ca mổ cấp cứu.
Các bác sĩ cho hay, với những trường hợp cấp cứu vết thương lồng ngực đặc biệt vết thương tim phức tạp đòi hỏi các bác sĩ phải xử trí thật nhanh và chính xác mới có thể cứu sống người bệnh đang nguy kịch. Như trường hợp người bệnh này, các bác sĩ đã không chờ kết quả các xét nghiệm mà đẩy thẳng vào phòng mổ mới kịp phẫu thuật cứu sống người bệnh.
Sau hơn 2 giờ phẫu thuật khẩn cấp, ThS.BS Nguyễn Hoài Nam cùng kíp phẫu thuật đã tiến hành mở dọc đường mở ngực: đường ngực trước bên trái đi qua vết thương vào khoang màng phổi trái qua khoang liên sườn 4, tương ứng đi qua vết thương. Toàn bộ màng phổi phải đầy dịch máu loãng lẫn máu cục, phần mỡ vị trí trung thất bầm tím. Các bác sĩ đã hút ra khoảng 2.500 ml máu. Thăm dò màng tim, các bác sĩ xác định có vết thủng rách màng tim khoảng 2cm, có máu cục... Mở rộng màng tim, các bác sĩ tìm thấy có vết thương vị trí phễu của đường ra thất phải vẫn đang phun máu liên tục. Trong quá trình phẫu thuật xử lý khâu vết thương để cầm máu, người bệnh được truyền liên tục 7 đơn vị máu (tương đương với số máu đã mất của người bệnh). Các bác sĩ cẩn thận kiểm tra toàn bộ màng phổi để xác định không tổn thương nào khác trước khi đóng lồng ngực cho người bệnh.
Ca phẫu thuật căng thẳng của các bác sĩ để dành lấy sự sống cho người bệnh. Đến nay, sau 12 tiếng, tình trạng sốc mất máu của người bệnh đã ổn định và được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực điều trị. Tại đây, người bệnh đã tỉnh táo và tiếp xúc tốt, tự thở oxy, dự kiến có thể được xuất viện trong vài ngày tới.
ThS.BS Nguyễn Hoàng Nam khẳng định, đây không phải là trường hợp đầu tiên các bác sĩ của Bệnh viện E cấp cứu và phẫu thuật thành công cho người bệnh với vết thương tim nguy kịch. Trước đó đã có nhiều người bệnh bị tương tự được cứu sống. Điều quan trọng, đối với những vết thương tim là tổn thương rất nặng và ít gặp của vết thương ngực hở (khoảng dưới 5%), được coi là tối cấp cứu trong ngoại khoa, vết thương tim cần được ưu tiên số 1 trong chẩn đoán, vận chuyển, xử lý.
Vì vậy, thực hiện “báo động đỏ” xử trí cấp cứu tối khẩn cấp với mục đích là cứu sống được người bệnh, đưa người bệnh thoát khỏi tình trạng nguy kịch. Khi “nút” báo động đỏ được khởi động, các bác sĩ sẽ có cơ hội tiếp cận người bệnh và xử trí vết thương tim trong thời gian ngắn nhất.
Thêm nữa, Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa với nhiều chuyên khoa thế mạnh như cấp cứu, tim mạch, gây mê hồi sức tích cực... Việc thực hiện “báo động đỏ” sẽ huy động nhiều khoa, tập trung phương tiện, kỹ thuật và các thầy thuốc giỏi để cứu sống người bệnh trong thời gian vô cùng ngắn. Quy trình “báo động đỏ” mang lại cơ hội vàng, giúp hồi sinh các trường hợp người bệnh bị các vết thương tim nguy kịch...
Theo Tiền Phong
-
Sức khỏe2 giờ trướcBỏ bữa sáng, uống cà phê khi đói là những thói quen gây hại gan không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe4 giờ trướcMộc nhĩ được ví như 'báu vật đen' trong ẩm thực nhờ giúp món ăn ngon hơn và tốt cho sức khỏe.
-
Sức khỏe6 giờ trướcTrong dịp Tết, tần suất nấu nướng của mỗi gia đình thường tăng lên nhiều. Bởi vậy, bạn cần cân nhắc loại bỏ các loại nồi, chảo có nguy cơ phát tán chất độc hại vào thức ăn.
-
Sức khỏe15 giờ trướcSau khi bị chó cắn, người đàn ông không đi tiêm vắc xin mà đến thầy lang lấy "nọc độc”. Đến vài tháng sau phát bệnh và qua đời do mắc bệnh dại.
-
Sức khỏe16 giờ trướcRau mùi là loại rau quen thuộc trong mâm cơm cỗ trong ngày Tết, vậy uống nước rau mùi mỗi ngày có tác dụng gì?
-
Sức khỏe18 giờ trướcChế độ ăn chuối để giữ dáng, giảm cân rất phổ biến, nhưng nên ăn vào thời điểm nào trong ngày để tăng hiệu quả giảm cân thì không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe20 giờ trướcMột nghiên cứu từ dựa trên hơn 8.700 người Nhật Bản đã tiết lộ thêm tác dụng thần kỳ lên sức khỏe của những tách trà xanh.
-
Sức khỏe21 giờ trướcNước ép hành tây là một phương pháp chữa đau dạ dày tự nhiên hiệu quả nhờ đặc tính tiêu hóa, chống viêm và kháng khuẩn.
-
Sức khỏe23 giờ trướcMỗi ngày Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 30-40 bệnh nhân suy thận mới, nhiều người dưới 30 tuổi, độ tuổi đang là lao động chính trong gia đình.
-
Sức khỏe23 giờ trướcCó một số nhóm người được khuyến cáo nên hạn chế hoặc tránh ăn tỏi vì những tác động tiêu cực mà nó có thể gây ra cho sức khỏe của họ.
-
Sức khỏe23 giờ trướcNgười đàn ông vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do mắc cúm từ người thân và tiền sử dùng thuốc bừa bãi gây suy giảm miễn dịch.
-
Sức khỏe1 ngày trướcUống nước vỏ chanh đun sôi đúng cách sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề sức khoẻ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCây rau hẹ là loại rau gia vị, thường được dùng trong nấu ăn, tác dụng tốt đối với sức khỏe của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười dân đi khám chữa bệnh có thể không cần mang theo thẻ BHYT bản giấy trong trường hợp đã xuất trình các bằng chứng khác có giá trị như thẻ BHYT, gồm: CCCD gắn chíp, tài khoản VNeID mức 2 hoặc thông tin trên ứng dụng VssID.