- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hai bài thuốc từ lá tía tô nấu với gừng ai cũng cần biết
Lá tía tô kết hợp với gừng tươi có thể dùng để chữa nhiều bệnh thường gặp, ai cũng cần biết để chăm sóc sức khoẻ tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, tía tô là cây thảo sống quanh năm, có rễ củ trắng, vị nồng cay, mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa. Tía tô ra hoa kết nhiều quả, sau khi quả già, cây tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh, đến mùa mưa ẩm năm sau mới nảy mầm. Cây được trồng bằng hạt.
Đây là loại rau thơm rất phổ biến, không chỉ dùng để ăn kèm với nhiều món ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh. Trong y học cổ truyền, tía tô là vị thuốc được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi, nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo. Hạt chế thành trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai.
Tía tô còn giúp làm giảm co thắt cơ trơn của phế quản, chất tinh dầu làm tăng đường huyết. Aldehyt tía tô chống ức chế trung khu thần kinh. Nước ngâm lá tía tô tác dụng ức chế các loại vi trùng như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lị, trực khuẩn đại tràng.
Lá tía tô kết hợp với gừng tươi có thể dùng để chữa rất nhiều bệnh. (Ảnh minh hoạ)
Về thành phần hóa học, hạt tía tô hàm lượng tinh dầu lớn và giàu các axit béo chưa bão hòa, chủ yếu là axit alpha-linoleic. Lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan. Chiết xuất lá tía tô cho thấy có các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm.
Khi vết thương chảy máu, bạn có thể lấy lá tía tô non tán nhỏ, đắp trùm lên chỗ máu đang chảy, rắc cho vừa kín rồi buộc lại. Vết thương sẽ cầm máu, không gây mủ và không để lại vết sẹo khi lành.
Bài thuốc từ lá tía tô nấu với gừng
Bạn lấy vỏ một quả quýt cạo rửa sạch cùng 3 lát gừng dày và một nắm lá tía tô tươi hoặc khô cho vào nồi, thêm vào một bát nước, đun sôi kỹ, uống nóng và đắp chăn ấm, chữa cảm lạnh.
Bạn cũng có thể lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng, tất cả thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn đều ăn nóng, giải cảm.
Người ốm có thể giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần, chữa đau bụng, đầy hơi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy độ một chén nước cho uống chữa ho, tức thở.
Cách nấu nước lá tía tô để uống hàng ngày
Uống nước lá tía tô thay thế nước lọc hàng ngày là phương pháp giảm cân cực kỳ hiệu quả do chứa protein thực vật, chất xơ cùng nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu có khả năng thúc đẩy dạ dày, tăng cường chuyển hóa, trao đổi chất. Đặc biệt, lượng chất xơ trong loại lá này còn tạo dựng cơ giúp vóc dáng săn chắc, thon gọn tương tự việc tập luyện thể dục, thể thao.
Lá tía tô ngâm với nước muối pha loãng rồi rửa sạch. Đun sôi 2,5 lít nước lọc rồi cho lá tía tô vào. Đậy kín nắp, để hỗn hợp sôi khoảng 2 phút thì tắt bếp, để nguội. Sau đó, 3 lát chanh tươi vào bình, đậy nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống suốt cả ngày. Bạn nên uống trước ba bữa chính khoảng 10-30 phút để ngăn ngừa hấp thu chất béo, đồng thời giảm lượng thức ăn nạp vào.
Theo VTC News
-
Sức khỏe4 giờ trướcCủ cải trắng được mệnh danh là nhân sâm trắng do có nhiều tác dụng với sức khỏe. Tuy nhiên, có 3 nhóm người nên tránh ăn loại thực phẩm này.
-
Sức khỏe16 giờ trướcĐậu nành lông, hay còn gọi là edamame, là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Nhật Bản và đang dần trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Không chỉ là một món ăn vặt ngon miệng, đậu nành lông còn là một "siêu thực phẩm" với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
-
Sức khỏe20 giờ trướcDưới đây là một số loại thức uống nếu uống vào buổi mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, giúp thận khoẻ và tốt cho tiêu hoá.
-
Sức khỏe21 giờ trướcTrứng nấu quá chín có thể tạo ra hợp chất gây hại cho sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.
-
Sức khỏe23 giờ trướcBé gái 19 tháng có triệu chứng ho, sốt, dù đã đi khám và điều trị từ sớm, tình trạng vẫn tiến triển nặng dẫn đến viêm phổi hoại tử.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMột số thực phẩm có ảnh hưởng đến tình trạng viêm xoang. Tìm hiểu 4 loại thực phẩm có thể làm viêm xoang trầm trọng thêm.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNam thanh niên phải phẫu thuật vì đột quỵ. Sau khi ra viện, anh quyết tâm từ bỏ thói quen ăn uống thiếu lành mạnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBạn không nên để bánh mì trong tủ lạnh, không ăn hằng ngày và một số nhóm người nên tránh xa loại thực phẩm này.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCăn bệnh bí ẩn, với những triệu chứng giống cúm, đã cướp đi sinh mạng của hàng chục người ở Congo và khiến nhiều quốc gia phải hành động khẩn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcViệc dùng dầu ăn đúng sẽ mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe, nếu không sẽ tiềm ẩn nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau khi trèo lên thang để thay bóng điện, người đàn ông bất ngờ bị ngã dẫn tới chấn thương sọ não phải mổ cấp cứu lấy máu tụ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGiới chức y tế CHDC Congo cho biết căn bệnh lạ có triệu chứng giống cúm đã khiến hàng chục người thiệt mạng có thể là sốt rét, tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu trên 120.000 người cho thấy một loại trái cây, một loại đồ uống và một món ăn vặt có thể giúp đẩy lùi chứng gan nhiễm mỡ.