Hàng loạt kem chống nắng SẮP bị cấm tại Hawaii vì gây hại lớn cho tự nhiên, và đây là loại nên dùng

Dùng kem chống nắng là việc nên làm, đặc biệt là ở bãi biển. Nhưng không phải loại kem nào cũng nên sử dụng.

Dùng kem chống nắng là việc nên làm, đặc biệt là ở bãi biển. Nhưng không phải loại kem nào cũng nên sử dụng.

Mùa hè đi biển, việc nên làm nhất là phải bôi kem chống nắng. Có lẽ ai cũng hiểu rằng Mặt trời là một tác nhân gây tổn hại cực kỳ nghiêm trọng cho da, nên kem chống nắng là điều hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, không phải kem chống nắng nào cũng nên dùng ở bãi biển. Bạn cần phải kiểm tra thật kỹ bao bì sản phẩm, nếu không muốn gây ra tổn hại nghiêm trọng cho tự nhiên. Và thậm chí, bạn có thể bị đuổi ra khỏi bãi biển nếu vi phạm - ít nhất là tại Hawaii.
 

Cụ thể, chính quyền Hawaii mới đây đã ban hành dự luật cấm bán tất cả các loại kem chống nắng có chứa oxybenzone và octinoxate trong thành phần. Lệnh cấm dự tính sẽ có hiệu lực vào năm 2021.

Theo bản báo cáo đưa ra, thì các loại hóa chất này tuy có khả năng ngăn ánh nắng Mặt trời, nhưng cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của san hô và rất nhiều loài cá, tôm khác. Chúng khiến một số loài cá bị "nữ hóa" (các thế hệ sinh sau chủ yếu là con cái).

Khi tích tụ ở nồng độ đủ lớn, ADN của san hô cũng bị ảnh hưởng. Chúng sẽ sinh trưởng kém hơn, vòng đời ngắn hơn, và dễ dàng nhiễm bệnh hơn. Và theo rất nhiều báo cáo, các hóa chất này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng tẩy trắng san hô đang làm đau đầu giới sinh vật học ngày nay.
 

"Các hóa chất trong kem chống nắng có thể khiến giao tử san hô không bơi được, bị biến dạng và chết đi" - trích trong báo cáo năm 2018 của ICRI (một tổ chức quốc tế bảo vệ san hô).

"Oxybenzone đã được chứng minh là một chất gây rối loạn nội tiết, khiến các tế bào bên ngoài san hô bị vôi hóa nhầm giai đoạn, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của chúng."

Tuy vậy, ICRI cũng cho rằng cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định được mức độ tác động của kem chống nắng. Lý do là vì nồng độ oxybenzone khi hòa vào nước biển thường là rất nhỏ, không rõ có thể gây hại hay không.

San hô bị tấn công vì một số hóa chất trong kem chống nắng

Kem chống nắng nào nên được sử dụng để bảo đảm an toàn cho thiên nhiên?

Về cơ bản thì có 2 loại kem chống nắng. Loại đầu tiên là kem hóa học (loại đang bị chính quyền Hawaii đưa ra dự luật cấm), sử dụng một số hóa chất để ngăn tia cực tím. Như với oxybenzone, chất này có thể hấp thụ bước sóng của tia cực tím, chuyển nó thành nhiệt lượng và đẩy ra ngoài, giúp da của bạn không bị cháy nắng.

Loại còn lại là kem chống nắng vật lý: hoạt động như một lớp khiên chắn giữa da và Mặt trời. Nó tạo thành một tấm gương, phản lại ánh sáng chiếu lên da. Thành phần của loại kem này thường là kẽm, nhôm, hoặc một số kim loại khác như titan.

Kem chống nắng vật lý có nhược điểm là tạo một lớp trắng khá rõ trên da

Nhược điểm duy nhất là kem có màu trắng khá mạnh, khiến da của bạn có phần bợt trắng, khá kém thẩm mỹ.

"Giống như phủ một lớp kim loại lên da vậy" - bác sĩ da liễu Kathleen Suozzi từ ĐH Yale chia sẻ.

Theo các chuyên gia, kem chống nắng vật lý luôn được đánh giá cao hơn. Nó bảo vệ tốt hơn, lại ít gây dị ứng. Và ngày nay, loại kem này cũng được thiết kế sao cho dễ bôi, để da ít bị bợt màu hơn.

Nhìn chung, kem chống nắng vật lý sẽ ít gây hại cho môi trường hơn, dù không phải mọi thành phần đều an toàn. Một nghiên cứu tại Anh từng chỉ ra rằng các phân tử kẽm oxide trong kem chống nắng có thể không an toàn cho sinh vật biển, dù chưa có bằng chứng xác thực lắm.

Đại dương nóng lên, nồng độ acid tăng cao, tất cả đang khiến san hô chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy nên ít nhất cũng đừng khiến mọi chuyện trầm trọng hơn.

Theo Helino


kem chống nắng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.