- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hành động thường làm mỗi sáng khiến người đàn ông nhập viện vì ung thư
Hằng ngày, khi ngủ dậy, ông Đ. pha ấm trà nóng và hút 2-3 điếu thuốc lá. Ông đã duy trì thói quen mấy chục năm qua. Đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ phát hiện ông mắc ung thư thực quản.
Phó giáo sư, bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn – Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chia sẻ mới đây ông đã tiếp nhận một bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn 2. Yếu tố gây ung thư của bệnh nhân này là thói quen nhiều người Việt đang mắc phải.
Bệnh nhân là ông N.V.Đ (55 tuổi, trú tại Ninh Bình) tới khám vì khàn giọng, nuốt đau và tức vùng thượng vị. Bệnh nhân nội soi phát hiện u sùi thực quản. Các bác sĩ đã bấm sinh thiết lúc nội soi và làm giải phẫu bệnh. Kết quả chẩn đoán ung thư thực quản.
Theo PGS Tuấn, lược lại thói quen của bệnh nhân bác sĩ không khỏi bất ngờ. Ông Đ. hút thuốc lá 30 năm. Sáng ngủ dậy, ông không cần ăn sáng mà pha ấm trà nóng kèm với hút 2-3 điếu thuốc. Ông thích uống nước nóng dù mùa đông hay mùa hè. Ông Đ. cho biết từ trước tới nay mình rất khỏe, chưa đi bệnh viện lần nào. Khi bác sĩ chẩn đoán ung thư, bản thân ông rất sốc.
Theo Phó giáo sư Tuấn, ung thư thực quản là một căn bệnh nguy hiểm và có khả năng gây tử vong cao. Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư thực quản phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm giai đoạn của bệnh khi được chẩn đoán, loại ung thư thực quản, phản ứng của bệnh nhân với điều trị và yếu tố cá nhân khác.
PGS Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ về ung thư thực quản ở người có thói quen hút thuốc, uống rượu và trà nóng. Ảnh: BSCC.
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư thực quản có thể bao gồm hút thuốc, tiêu thụ nhiều cồn, tăng cân, tiếp xúc với chất gây ung thư như thuốc lá, cồn, hợp chất nitrosamine trong thực phẩm, reflux dạ dày-thực quản (GERD), thói quen uống trà nóng và một số yếu tố di truyền.
Nói về thói quen uống trà nóng có thể gây ung thư thực quản, Phó giáo sư Tuấn cho hay một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa thói quen uống trà rất nóng và tăng nguy cơ ung thư thực quản, đặc biệt là ở một số vùng trên thế giới như Trung Đông, Bắc Phi và một số nước ở châu Á. Tuy nhiên, đây là những nghiên cứu quan sát và vẫn cần thêm nghiên cứu để hiểu rõ hơn về mối liên hệ này.
Cũng theo ông Tuấn, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí International Journal of Cancer năm 2019 đã phát hiện rằng uống trà rất nóng (với nhiệt độ trên 60 độ C) hằng ngày có thể tăng nguy cơ ung thư thực quản. Nghiên cứu này đã được tiến hành trên dân số tại Iran và kết quả cho thấy rủi ro ung thư thực quản tăng lên đáng kể ở nhóm người uống trà rất nóng so với nhóm không uống trà hoặc uống trà ở nhiệt độ thấp hơn.
Bác sĩ Tuấn cho biết chưa có sự hiểu rõ hoàn toàn về cơ chế chính xác dẫn đến mối liên hệ giữa uống trà rất nóng và tăng nguy cơ ung thư thực quản. Tuy nhiên, có một số giả thuyết được đề xuất như sau:
Tác động nhiệt độ: Uống trà rất nóng có thể gây tác động nhiệt độ lên niêm mạc thực quản. Việc tiếp xúc lâu dài với nhiệt độ cao có thể gây tổn thương và viêm loét niêm mạc thực quản, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển tế bào ung thư.
Tác động hóa học: Một số nghiên cứu cho thấy uống trà rất nóng có thể gây ra tác động hóa học trên niêm mạc thực quản. Các chất chống oxy hóa có trong trà, chẳng hạn như polyphenols, có thể tạo ra các chất tác động ung thư khi tiếp xúc với niêm mạc thực quản ở nhiệt độ cao.
Để tránh tổn thương niêm mạc thực quản, bác sĩ Tuấn khuyến cáo người dân nên uống trà ở nhiệt độ ấm hoặc hơi ấm, không quá nóng.
Nhiệt độ ấm là nhiệt độ tương đối thoải mái và an toàn cho niêm mạc thực quản. Trà ở nhiệt độ khoảng 60-65 độ C thường được coi là ấm. Nếu bạn cảm thấy trà ở nhiệt độ ấm vẫn còn quá nóng, hãy để trà nguội một chút để nhiệt độ giảm xuống. Trà ở nhiệt độ hơi ấm, khoảng 50-60 độ C, có thể là một lựa chọn tốt.
Trước khi uống trà, hãy thử uống một chút nhỏ để đảm bảo nhiệt độ không gây kích thích hoặc tổn thương cho niêm mạc thực quản.
Theo VietNamNet
-
Sức khỏe34 phút trướcNam bệnh nhân đến khám vì ho kéo dài không thuyên giảm. Bác sĩ chụp cắt lớp vi tính phát hiện khối u 2,5cm, ung thư thùy trên phổi bên phải.
-
Sức khỏe6 giờ trướcTỏi rất giàu chất dinh dưỡng và là vị thuốc từ thiên nhiên. Ăn tỏi đúng cách giúp nam giới phòng ngừa bệnh tim mạch, giảm cân, cải thiện chất lượng tinh trùng.
-
Sức khỏe16 giờ trướcNhững ngày qua, rộ lên thông tin nấm mọc từ xác nhộng ve sầu bổ dưỡng như đông trùng hạ thảo. Nhiều người ở Đắk Lắk đào về bán và nấu ăn, gây ra 2 vụ ngộ độc.
-
Sức khỏe23 giờ trướcMùa hè, bể bơi là nơi được nhiều gia đình lựa chọn để giải tỏa cơn nóng bức. Tuy nhiên mọi người nên "bỏ túi" những điều cần lưu ý sau để bảo vệ an toàn cho cả nhà.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMăng cụt là loại quả rất giàu vitamin và khoáng chất. Vậy bà bầu ăn măng cụt được không và ăn bao nhiêu là đủ?
-
'Sáng sớm ăn gừng tốt hơn cả uống nước sâm, buổi tối ăn gừng độc ngang thạch tín': Điều này có đúng?Sức khỏe1 ngày trướcMặc dù gừng có giá trị dinh dưỡng và rất tiện dụng, nhưng nhiều chuyên gia y học cổ truyền khuyến cáo không nên sử dụng gừng một cách tùy tiện.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMùa hè nhiều người vẫn thường đun nước đậu xanh để uống giải nhiệt, vậy uống nước đậu xanh mỗi ngày có tốt không?
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo các chuyên gia, khi lưỡi xuất hiện những vị này thì hãy cẩn thận với bệnh tật.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLô thuốc Viên nén Duo Hexin Tab (Bromhexinhydrochlorid 8mg) điều trị viêm phế quản cấp sắp hết hạn ngày 7/6 vừa bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc.
-
Sức khỏe2 ngày trướcTheo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, virus Enterovirus 71 (EV71) đã được xác định bằng kỹ thuật PCR ở một số trường hợp mắc tay chân miệng nặng.
-
Sức khỏe2 ngày trướcTỏi là gia vị quen thuộc trong mỗi căn bếp của người Việt, nhưng không phải ai cũng biết dùng tỏi đúng cách.
-
Sức khỏe2 ngày trướcGan là bộ phận quan trọng trong cơ thể nhưng lại rất khó để phát hiện nếu có tổn thương xuất hiện. Mặc dù vậy, thông qua một vài dấu hiệu vào buổi sáng vẫn có thể nhận biết gan có đang hoạt động tốt hay không.