- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hậu quả khôn lường từ thói quên bẻ, lắc cổ nhưng không phải ai cũng biết
Thói quen bẻ cổ, lắc cổ để tạo ra tiếng kêu răng rắc tưởng chừng vô hại, thậm chí mang lại cảm giác "thoải mái" tức thời, lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ khôn lường cho sức khỏe. Hành động này có thể gây ra những tổn thương cho cột sống cổ, dây thần kinh, mạch máu và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tổn thương cột sống cổ
Cột sống cổ là bộ phận nâng đỡ đầu, bảo vệ tủy sống và các dây thần kinh quan trọng. Việc bẻ cổ, lắc cổ kêu răng rắc thường xuyên tạo áp lực lên các đốt sống cổ, đĩa đệm và dây chằng, lâu dần gây ra những tổn thương như:
- Thoái hóa đốt sống cổ: Lực tác động mạnh và lặp đi lặp lại khiến sụn khớp và đĩa đệm bị bào mòn, dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ. Tình trạng này gây đau nhức, cứng cổ, hạn chế vận động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Trật khớp đốt sống cổ: Trong một số trường hợp, bẻ cổ quá mạnh có thể khiến các đốt sống cổ bị lệch khỏi vị trí bình thường, gây trật khớp.
- Gãy xương: Mặc dù hiếm gặp, nhưng bẻ cổ với lực mạnh đột ngột có thể gây gãy xương cột sống cổ, đặc biệt ở những người có bệnh lý xương khớp.
Nhiều người có thói quen bẻ, lắc cổ nhưng không phải ai cũng biết về hậu quả. Ảnh: Newsweek
Chèn ép dây thần kinh
Các dây thần kinh quan trọng đi qua cột sống cổ, chi phối cảm giác và vận động của vùng đầu, cổ, vai, gáy và tay. Bẻ cổ sai cách có thể gây chèn ép dây thần kinh, dẫn đến các triệu chứng như:
- Tê bì, đau nhức: Cảm giác tê bì, đau nhức lan xuống vai, gáy, cánh tay, bàn tay.
- Yếu cơ: Cơ bắp vùng cổ, vai, gáy, tay trở nên yếu, khó cử động.
- Rối loạn cảm giác: Cảm giác nóng lạnh, đau, ngứa ở vùng chi phối bị rối loạn.
Giãn dây chằng
Dây chằng có vai trò kết nối các đốt sống cổ, giúp ổn định cột sống. Bẻ cổ, lắc cổ thường xuyên khiến dây chằng bị kéo giãn quá mức, làm giảm sự ổn định của cột sống cổ. Dây chằng bị giãn cũng dễ dẫn đến đau cổ, mỏi cổ và hạn chế vận động.
Đột quỵ
Đây là hậu quả nghiêm trọng nhất của thói quen bẻ cổ, lắc cổ. Mặc dù tỷ lệ xảy ra thấp, nhưng bẻ cổ quá mạnh có thể làm rách động mạch đốt sống, hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu não, dẫn đến đột quỵ. Các triệu chứng đột quỵ bao gồm: đột ngột đau đầu dữ dội, mất thị lực một hoặc hai mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, tếu liệt hoặc tê bì một bên mặt hoặc cơ thể, khó nói, nói ngọng.
Ảnh hưởng đến tâm lý
Nhiều người có thói quen bẻ cổ, lắc cổ khi căng thẳng, lo lắng. Tuy nhiên, hành động này chỉ mang lại cảm giác giải tỏa nhất thời, về lâu dài có thể gây lệ thuộc tâm lý, khiến bạn cảm thấy khó chịu, bứt rứt nếu không thực hiện. Để có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc, chúng ta cần thay đổi thói quen này và tìm kiếm những cách giải tỏa căng thẳng lành mạnh hơn.
Theo Báo điện tử VOV
-
Sức khỏe1 giờ trướcSau điều trị sốt xuất huyết ổn định, người phụ nữ thấy nhức mỏi vai gáy nên được người thân đưa đến phòng khám tư để tiêm thuốc vào vai gáy
-
Sức khỏe2 giờ trướcHoa đậu biếc được coi là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng biết hoa đậu biếc đem lại những tác dụng cụ thể thế nào.
-
Sức khỏe5 giờ trướcDo mâu thuẫn và buồn chuyện gia đình, trong giây phút mất kiểm soát, nam thanh niên đã dùng dao nhọn đâm vào vùng ngực bụng gây thủng gan, mất nhiều máu...
-
Sức khỏe5 giờ trướcThời tiết lạnh trong mùa đông có thể gây suy giảm miễn dịch, làm cho cơ thể dễ bị ốm. Nhâm nhi một thức uống ấm với các thành phần tự nhiên là một cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới, không chỉ mang lại sự ấm áp mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe7 giờ trướcrái cây cung cấp đa dạng các loại vitamin và khoáng chất, vì vậy xây dựng chế độ ăn trái cây thường xuyên là vô cùng cần thiết.
-
Sức khỏe10 giờ trướcUống sữa đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng có một số điều nên tránh như không đun quá nóng, không dùng cùng thuốc…
-
Sức khỏe20 giờ trướcNam thanh niên 27 tuổi được đưa đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) trong tình trạng rất nguy kịch, chấn thương sọ não, mắt, hàm mặt, một tay bị cụt và dập nát, mất thị lực một bên.
-
Sức khỏe21 giờ trướcMặc dù được bác sĩ khuyến cáo cần theo dõi huyết áp để nếu cần sẽ phải uống thuốc. Tuy nhiên, người phụ nữ này bỏ qua cho đến khi phát hiện suy thận mãn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcHoa đu đủ đực là dược liệu tốt cho cơ quan hô hấp, có mặt trong nhiều bài thuốc trị ho của y học cổ truyền.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGan đóng vai quan trọng là hệ thống giải độc chính của cơ thể, thường xuyên sử dụng 5 thực phẩm dưới đây sẽ giúp thải độc gan, loại bỏ độc tố hiệu quả hơn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGS.TS Trần Trung Dũng kể lại những kỉ niệm thú vị xung quanh ca đại phẫu cho nam cầu thủ Nguyễn Xuân Son.
-
Sức khỏe2 ngày trướcTrong tiết học thủ công ở trường tiểu học, bé gái 6 tuổi bị kéo đầu nhọn đâm vào má phải, được đưa đi cấp cứu.