Hoa bằng lăng có ăn được?

Nhiều người cho rằng hoa bằng lăng không chỉ đẹp mà còn có thể ăn được, điều này có đúng?

Theo Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, cây bằng lăng là loại cây bóng mát trên đường phố, các công viên, bóng mát ở sân vườn nhà, tạo mảng xanh cho khu nhà máy, xí nghiệp. Với sắc hoa tím đặc trưng và rực rỡ, bằng lăng tím trở thành cây bóng mát ưa chuộng tại các khu đô thị.

Ngoài công dụng có thể dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, hoa bằng lăng còn có thể dùng làm món ăn khi kết hợp với thịt, rau củ quả tạo nên vị đặc trưng của món gỏi, tươi ngon, giúp hạ nhiệt mùa hè. Các gia đình có thể làm gỏi hoa bằng lăng với tôm, tai heo hay bất cứ nguyên liệu nào mình yêu thích.

Để món nộm tươi ngon, bạn lưu ý chọn những bông hoa bằng lăng mới nở, tách cánh hoa khỏi nhụy, nhẹ nhàng rửa sạch, để ráo nước. Tiếp theo, bạn sơ chế các nguyên liệu khác như ướp thịt bò, bóc tôm, thái hành hoa, cà rốt, ớt chuông, sau đó làm nước sốt chua ngọt. Cuối cùng là khâu trộn các nguyên liệu với nhau và ăn cùng bánh phồng tôm cũng rất thú vị.

Hoa bằng lăng có ăn được?-1
Hoa bằng lăng không chỉ đẹp mà còn có thể dùng để chế biến món ăn. (Ảnh minh họa: N.Loan)

Các bộ phận khác của cây bằng lăng cũng nhiều công dụng khác nhau. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trong lá bằng lăng rất nhiều axit corosolic có thể làm giảm đường huyết, vì thế mọi người có thể hãm lá bằng lăng như trà, uống có tác dụng rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.

Bạn hãy dùng 50g quả bằng lăng khô hoặc 50g lá già đem hãm cùng với nửa lít nước sôi, uống mỗi ngày 4 - 6 cốc thay nước.

Những người béo phì, thừa cân có thể dùng trà từ lá bằng lăng mỗi ngày kết hợp với rèn luyện để ngăn cản sự ứ trệ của carbonhydrate và ngăn không cho mỡ hình thành.

Lá bằng lăng không chỉ có nhiều axit mà còn có thành phần lợi tiểu, kháng khuẩn rất tốt, nên để phòng các căn bệnh về đường tiết niệu mọi người hãy uống trà từ loại lá này đều đặn.

Cây bằng lăng còn được ứng dụng để trị rất nhiều các căn bệnh khác như trị các bệnh nấm ngoài da, lỵ trực khuẩn, nhuận tràng và trị bỏng theo kinh nghiệm dân gian.

Hạt của quả bằng lăng có thể giúp ngủ ngon hơn, trị lở loét, tổn thương ở vùng miệng.

Ngoài ra cây bằng lăng còn được ứng dụng để trị rất nhiều các căn bệnh khác như trị các bệnh nấm ngoài da, lỵ trực khuẩn, nhuận tràng và trị bỏng theo kinh nghiệm dân gian.

Bằng lăng là cây thân gỗ, thẳng, thân khá nhẵn nhụi, phân nhánh cao, tán dày. Lá có màu xanh, dài từ 8-15 cm, rộng từ 3-7 cm, hình oval hoặc elip, thường rụng vào mùa thu.

Hoa bằng lăng màu tím hoặc tím nhạt, mọc thành từng chùm trên đầu mỗi nhánh, mỗi chùm dài từ 20-30 cm, hoa thường nở vào mùa hè. Mỗi bông hoa 6 cánh, cánh hoa mỏng manh như xác pháo.

Quả bằng lăng có hình cầu, đường kính 1,5 -2 cm, ban đầu quả màu tím nhạt pha xanh, mềm khi già chuyển sang màu nâu gỗ, cứng. Đối với loài cây này, ngoài giống hoa tím, cây còn có nhiều giống hoa với nhiều màu sắc khác nhau như tím trắng, hồng, tím sậm.

Thông tin chuyên gia chia sẻ trên đây đã trả lời cho thắc mắc "Hoa bằng lăng có ăn được không" mà nhiều người quan tâm. Hy vọng bạn sẽ sử dụng loài hoa này một cách hợp lý để đảm bảo sức khoẻ, cũng như có cho mình món ăn độc đáo.

Theo VTCNews

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtcnews.vn/hoa-bang-lang-co-an-duoc-ar872166.html?fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTAAAR2A2z1Limc0gCKtOEgtv7_sQZPDp3GOIIM_MNeFh_8kdK-n1UYk62JcVzo_aem_ARo1_cDlwfzOaGYf98Uk9KtoJSISpJhVBBBqNCDTQVVOrOViV08rrsT-AWjYdwxoJ7kJkTUj83a1WjMFIrtcb7TV

sử dụng thực phẩm đúng cách


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.