- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Học người Nhật cho một thứ vào cơm giúp bổ tim, dưỡng nhan
Không chỉ mang đến hương vị thơm ngon, món ăn này còn giúp dưỡng da căng hồng, mịn màng, cùng nhiều giá trị sức khỏe.
Nhắc đến ẩm thực Nhật Bản, người ta thường nghĩ ngay đến sự tinh tế và tỉ mỉ trong cách chọn nguyên liệu và chế biến. Không chỉ ngon miệng, nhiều món ăn Nhật còn mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp. Một trong những ví dụ điển hình là món cơm trộn hạt dẻ.
Theo quan niệm của người Nhật, "mùa nào thức nấy". Khi hạt dẻ chín vàng ươm, căng mọng, họ thường sử dụng nguyên liệu này để nấu cùng cơm. Không chỉ mang đến hương vị thơm ngon, món ăn này còn giúp dưỡng da căng hồng, mịn màng, cùng nhiều giá trị sức khỏe.
Lý giải cho điều này, người Nhật tin rằng các vitamin nhóm B trong hạt dẻ đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất tế bào hồng cầu, hỗ trợ chuyển hóa năng lượng và thúc đẩy quá trình tái tạo da.
Khi hạt dẻ chín vàng ươm, căng mọng, họ thường sử dụng nguyên liệu này để nấu cùng cơm (Ảnh: Getty).
Nhờ vậy, làn da sẽ trở nên hồng hào, khỏe mạnh, đặc biệt hữu ích vào mùa đông khi da dễ trở nên khô sạm và thiếu sức sống.
Một nghiên cứu được công bố trong "Journal of Ethnopharmacology" đã chỉ ra rằng, hạt dẻ chứa một hợp chất gọi là flavonoid và terpenoid, có khả năng chống vi khuẩn, chống viêm và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương gây ra bởi các gốc tự do.
Những tính chất này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, bệnh Alzheimer và các bệnh ung thư.
Việc ăn hạt dẻ thường xuyên đã được liên kết với nhiều lợi ích sức khỏe quan trọng. Dưới đây là một số điểm nổi bật:
Giảm nguy cơ bệnh tim mạch: Hạt dẻ có khả năng giảm mức độ cholesterol và huyết áp, hai yếu tố quan trọng đối với sức khỏe tim mạch.
Tăng cường trí não: Các chất chống oxy hóa trong hạt dẻ có thể bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương và giúp cải thiện trí nhớ và chức năng não.
Chống vi khuẩn và viêm: Các hợp chất trong hạt dẻ có thể giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh và giảm viêm nhiễm.
Bảo vệ khỏi tổn thương tế bào: Các flavonoid và terpenoid trong hạt dẻ giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Lưu ý khi ăn hạt dẻ
Hạt dẻ thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hạt dẻ nếu bị mốc có thể sản sinh ra độc tố Aflatoxin - nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ung thư gan.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trước khi mua và sử dụng, người tiêu dùng cần lưu ý những điểm sau:
Chọn hạt dẻ
Ưu tiên hạt dẻ còn nguyên vỏ, vỏ bóng, không bị nứt vỡ hay mốc. Tránh hạt dẻ có màu sẫm, vỏ nhăn nheo hoặc có mùi hôi.
Kiểm tra chất lượng
Bóc vỏ hạt dẻ, nếu bên trong có màu sắc bất thường (nâu sẫm, đen,...) hoặc có mùi mốc thì không nên sử dụng. Khi ăn thử, nếu hạt dẻ không có vị béo bùi đặc trưng thì cũng là dấu hiệu của hạt dẻ kém chất lượng, cần bỏ đi.
Bảo quản
Nếu bảo quản trong thời gian ngắn (dưới 10 ngày), có thể cho hạt dẻ vào hộp kín, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu muốn bảo quản lâu hơn (trên 10 ngày), cần cho hạt dẻ vào khay và đặt trong ngăn đá tủ lạnh.
Việc bảo quản hạt dẻ đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa nấm mốc phát triển, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Lưu ý
Tuyệt đối không ăn hạt dẻ bị mốc. Hạn chế ăn quá nhiều hạt dẻ trong một ngày. Nên kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe.
Theo Dân Trí
-
Sức khỏe4 giờ trướcVi khuẩn HP rất dễ lây nhiễm trong gia đình, đây cũng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý dạ dày, tá tràng bao gồm ung thư dạ dày.
-
Sức khỏe17 giờ trướcHoàng đế Càn Long, sinh năm 1711, là vị vua sống thọ nhất trong lịch sử Trung Quốc, ông sống thọ tới 89 tuổi.
-
Sức khỏe20 giờ trướcMùa xuân đến rồi, đây là thời điểm lý tưởng để bạn bổ sung 4 loại rau "vàng" này vào thực đơn, giúp nuôi dưỡng gan, giải độc, giảm mỡ, làm sạch ruột.
-
Sức khỏe21 giờ trướcLoại quả này chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác như vitamin C, kali và chất chống oxy hóa, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.
-
Sức khỏe21 giờ trướcPhó giáo sư Nguyễn Lân Hiếu bác bỏ thông tin chỉ cần 2-3 giờ lọc máu với chi phí chưa đến chục triệu phòng ngừa được đột quỵ, hết mỡ máu, đái tháo đường.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMỗi sáng ăn một lát gừng có tốt cho sức khoẻ không là thắc mắc của nhiều người, hãy cùng xem giải đáp trong bài viết dưới đây.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người có thói quen uống một ly cà phê mỗi ngày, không chỉ để tỉnh táo mà còn vì yêu thích hương vị đặc trưng của nó.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMột học sinh lớp 7 ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh vừa tử vong nghi do cúm A.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLoại gia vị quen thuộc này không chỉ giúp khử mùi tanh của thực phẩm mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là cho thận, có mặt ở hầu hết các chợ Việt.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người không biết rằng chọn sai thực phẩm cho bữa tối cũng hại sức khỏe chẳng kém gì bỏ bữa!
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người tin rằng nốt ruồi trên cơ thể có thể mang lại may mắn và tài lộc. Tuy nhiên, không phải nốt ruồi nào cũng tốt, thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười phụ nữ 50 tuổi ở Đài Loan, Trung Quốc nhập viện cấp cứu trong tình trạng tức ngực, khó thở. Bác sĩ chẩn đoán cô bị suy thận, tim lão hóa như người 80 tuổi.