- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hỏng thận ở tuổi 30
Mỗi ngày Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 30-40 bệnh nhân suy thận mới, nhiều người dưới 30 tuổi, độ tuổi đang là lao động chính trong gia đình.
Năm 2020, trong lần đi khám sức khoẻ định kỳ, nam thanh niên 30 tuổi (Hà Nội) được bác sĩ cảnh báo trong nước tiểu có protein niệu (tức dấu hiệu cảnh báo về tình trạng tổn thương thận), cần theo dõi thêm.
Năm 2022, khi thấy nước tiểu nhiều bọt và lâu tan hơn bình thường, anh đến bệnh viện khám, được hướng dẫn ăn kiêng, uống thuốc điều trị bảo tồn thận.
Mới đây, thấy buồn nôn, mất ngủ, thay đổi vị giác, người đàn ông đến viện khám. Bác sĩ chẩn đoán nam thanh niên 30 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối cần phải lọc thận theo chu kỳ hoặc ghép thận.
Bác sĩ khám cho bệnh nhân trẻ suy thận mạn. (Ảnh: Nguyên Hà)
Theo TS.BS Nghiêm Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh thận thường diễn biến âm thầm, giai đoạn đầu không có triệu chứng. “Nhiều người chỉ phát hiện bệnh sau khi khám sức khỏe tại cơ quan hoặc làm hồ sơ đi du học”, bác sĩ Dũng nói.
Mỗi ngày trung tâm tiếp nhận khoảng 30-40 bệnh nhân suy thận mới, nhiều người dưới 30 tuổi, độ tuổi đang là lao động chính trong gia đình. Họ tới viện khám lần đầu trong tình trạng suy thận nghiêm trọng phải lọc máu.
Phát hiện ở giai đoạn muộn, chi phí điều trị vừa tốn kém hơn mà thời gian điều trị bảo tồn cũng không được lâu. Chưa kể, khi suy thận nặng còn kèm theo nhiều biến chứng ở các cơ quan như tim mạch, hô hấp, điều đó sẽ hạn chế quyền lựa chọn của người bệnh trong phương pháp điều trị thay thế thận suy. Trên thực tế, có những gia đình, bố mẹ hoàn toàn có thể cho thận, nhưng tình trạng suy tim quá nặng, bệnh nhân không thể ghép thận.
Theo chuyên gia, thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu điều độ đang là một trong những yếu tố thúc đẩy, gia tăng người mắc bệnh suy thận mạn và ngày càng trẻ hóa.
Xu hướng trẻ hóa người bị suy thận liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó ngoài nguyên nhân do viêm cầu thận thì thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ của người trẻ cũng là yếu tố nguy cơ thúc đẩy các bệnh lý chuyển hóa sớm gây ra nhiều bệnh lý trong đó có bệnh thận mạn.
Người trẻ sử dụng quá nhiều đồ uống không rõ nguồn gốc, ăn nhiều đồ ăn tiện lợi như mì gói với hàm lượng muối cao cộng thêm thói quen sinh hoạt không điều độ, không đúng theo nhịp sinh học. Người trẻ ngủ quá muộn, lười vận động dẫn đến béo phì. Đây là những yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh thận.
Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo người dân duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ, sinh hoạt khoa học, đều đặn, giảm ăn mặn, tập luyện thể dục thể thao đều đặn để phòng nguy cơ bệnh thận, cũng như nhiều bệnh lý khác gây hại cho sức khỏe.
Theo VTC News
-
Sức khỏe1 giờ trướcMột nghiên cứu từ dựa trên hơn 8.700 người Nhật Bản đã tiết lộ thêm tác dụng thần kỳ lên sức khỏe của những tách trà xanh.
-
Sức khỏe1 giờ trướcNước ép hành tây là một phương pháp chữa đau dạ dày tự nhiên hiệu quả nhờ đặc tính tiêu hóa, chống viêm và kháng khuẩn.
-
Sức khỏe4 giờ trướcCó một số nhóm người được khuyến cáo nên hạn chế hoặc tránh ăn tỏi vì những tác động tiêu cực mà nó có thể gây ra cho sức khỏe của họ.
-
Sức khỏe4 giờ trướcNgười đàn ông vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do mắc cúm từ người thân và tiền sử dùng thuốc bừa bãi gây suy giảm miễn dịch.
-
Sức khỏe7 giờ trướcUống nước vỏ chanh đun sôi đúng cách sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề sức khoẻ.
-
Sức khỏe7 giờ trướcCây rau hẹ là loại rau gia vị, thường được dùng trong nấu ăn, tác dụng tốt đối với sức khỏe của bạn.
-
Sức khỏe8 giờ trướcNgười dân đi khám chữa bệnh có thể không cần mang theo thẻ BHYT bản giấy trong trường hợp đã xuất trình các bằng chứng khác có giá trị như thẻ BHYT, gồm: CCCD gắn chíp, tài khoản VNeID mức 2 hoặc thông tin trên ứng dụng VssID.
-
Sức khỏe11 giờ trướcCó những dấu hiệu bệnh lý nếu không được xử lý kịp thời có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh.
-
Sức khỏe23 giờ trướcBánh chưng là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong ngày Tết, vậy ăn bánh chưng mỗi ngày có tốt không?
-
Sức khỏe23 giờ trướcChuối xanh luộc là món ăn tốt cho sức khoẻ, dưới đây là 5 nhóm người được các chuyên gia khuyên nên ăn chuối xanh luộc thường xuyên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLên mạng tìm kiếm phòng khám phụ khoa, chị Th. thấy được các tin quảng cáo về Phòng khám Đa khoa Cần Thơ, thấy giới thiệu công nghệ hiện đại, nên chị Th. tới khám. Với chỉ định chị Th. bị nang buồng trứng, ứ dịch, nấm, chị được tư vấn truyền dịch, đốt laser... tổng chi phí hơn 13 triệu đồng. Tuy nhiên, ngày hôm sau chị Th. đi khám lại ở phòng khám khác, kết quả không có bệnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChồng kinh doanh thua lỗ khiến người vợ căng thẳng, luôn suy nghĩ về kinh tế gia đình, phải nhập viện tâm thần điều trị
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhi nhắc đến thói quen bảo vệ sức khỏe, nhiều người sẽ nghĩ đến việc ngâm chân bằng nước gừng ấm đầu tiên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác nhà nghiên cứu mới đây phát hiện tình trạng cô đơn kéo dài có thể gây ra 5 loại protein độc hại trong máu, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.