Khi cháy chung cư, nhà cao tầng, nếu không thoát được ra ngoài phải làm gì?

Trong các vụ hỏa hoạn, đặc biệt là ở các tòa nhà cao tầng, đa phần nạn nhân tử vong do ngạt thở vì khói nhiều hơn là tử vong do bị bỏng lửa.

Trong các vụ hỏa hoạn, đặc biệt là ở các tòa nhà cao tầng, đa phần nạn nhân tử vong do ngạt thở vì khói nhiều hơn là tử vong do bị bỏng lửa.

Đại tá, bác sĩ Phạm Văn Tiến - Trưởng khoa cấp cứu Học viện Quân y 103 cho biết, thông thường trong các vụ hỏa hoạn, đặc biệt là những vụ cháy ở chung cư thì ngạt thở vì khói là nguyên nhân dẫn đến tử vong nhanh hơn bị bỏng lửa.

Theo vị bác sĩ này, ngạt khói gây tác động trực tiếp tới hệ hô hấp với những biểu hiện như khó hở, bỏng đường hô hấp… Trong đó, bỏng đường hô hấp là loại bỏng rất nặng, gây tổn thương nhanh và rất khó cấp cứu.

"Bất cứ ai ở trong không gian chật hẹp đều có nguy cơ hít phải khói khi có hỏa hoạn. Khói làm giảm lượng oxy và có thể chứa các khói độc khác do các vật liệu bị cháy sinh ra. Tuyệt đối không thể xem thường ngạt khói", bác sĩ Tiến khuyến cáo.

Vì vậy, khi có cháy, cần di tản ra khỏi khu vực nhiễm khói càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, khi gặp sự cố, mọi người thường hoảng loạn, ít có thời gian để phản ứng, suy nghĩ.

Khi cháy chung cư, nhà cao tầng, nếu không thoát được ra ngoài phải làm gì? - Ảnh 1.

Những người bị nạn thường chạy tán loạn tìm đường và không biết tránh luồng khói dày đặc từ đám cháy. Chính vì thế con số thương vong vì trong các vụ hỏa hoạn ở các khu chung cư thường sẽ cao.

Cũng liên quan đến vấn đề này, bác sĩ Cao Xuân Phúc (khoa Y học Lao động, Học viện Quân y 103) chỉ dẫn, khi xảy ra hỏa hoạn cần phải:

- Tìm cách tắt tất cả cầu dao điện, báo động - gọi cứu hỏa và dùng bình chữa cháy, cát, nước để dập lửa gần chỗ mình. Sau đó, cần nhanh chóng tìm cách thoát hiểm.

- Những gia đình sống trên các tòa nhà cao tầng, cần nhanh chóng tìm cầu thang bộ để thoát thân, tuyệt đối không sử dụng thang máy, lưu ý đóng chặt cửa bảo hộ sau khi thoát ra.

- Có thể dùng búa, vật cứng phá bỏ cửa sổ, cửa chính tạo lối thoát hiểm và phá bỏ nhanh tất cả cửa thông hơi đuổi khói.

Trường hợp không thể thoát ra ngoài bằng cửa chính, hãy đóng chặt lại.

Nếu khói lùa vào phòng qua khe cửa, bạn cần dùng giẻ lau ướt chèn chặt và di chuyển sang phòng khác hoặc ban công, cửa sổ thoáng khí và gọi to, dùng quần áo sáng màu vẫy ra hiệu cho người bên dưới biết để ứng cứu.

- Nếu có dây cứu nạn hay thang dây hãy dùng nó để thoát thân; trường hợp không có hãy tận dụng các sợi dây đủ chắc làm từ rèm cửa, quần áo có sẵn trong nhà để tụt xuống dưới.

Trong mọi tình huống, người dân không nên thoát nạn bằng cách nhảy xuống từ tầng cao.

- Khi có dấu hiệu hỏa hoạn như khói, mùi khét, hoặc chuông báo cháy, lập tức lấy mũ bảo hiểm (loại có kính, trùm đầu) để thoát ra.

Nếu phát hiện người bị ngạt khí, ngạt khói bước đầu tiên phải phục hồi hơi thở một cách đầy đủ và nhanh nhất. Khi chắc chắn hiện trường đã an toàn, hãy đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm đến nơi có không khí trong lành và thoáng.

Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra nhịp thở và mạch đập của nạn nhân rồi chuẩn bị hô hấp nhân tạo nếu cần thiết.

Khi được đưa đến phòng cấp cứu, nạn nhân sẽ được tiếp oxy, kiểm tra nhịp thở, mạch đập và mức phản ứng của nạn nhân. Cần đưa người bị nạn đến phòng cấp cứu nhanh nhất có thể.

Hướng dẫn thoát hiểm của Cục cảnh sát PCCC&CHCN khi xảy ra cháy ở nhà cao tầng:

- Khi cháy xảy ra, phải tìm ra lối thoát nạn theo đèn hoặc thông báo chỉ dẫn.

- Nếu phải băng qua lửa hoặc khói, dùng mặt nạ phòng độc hoặc chăn, áo, khăn nhúng ướt rồi trùm lên đầu và mặt.

- Khi di chuyển cần cúi khom và men theo tường.

- Khi mở cửa, cần kiểm tra nhiệt độ cánh cửa, tránh để lửa tạt vào người.

- Nếu nhiệt độ quá cao, phải tìm lối thoát khác.

- Nếu không có lối thoát, hãy ra ban công, cửa sổ, ra hiệu hoặc gọi điện cho cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 114.

- Có thể dùng đồ vải nối lại hoặc thang dây để leo xuống đất nhưng không được nhảy từ tầng quá cao xuống đất nếu không có hướng dẫn của lực lượng cứu hộ.


Clip hướng dẫn thoát hiểm an toàn do Cục cảnh sát PCCC& CHCN cung cấp:


Theo Trí Thức Trẻ

vụ cháy lớn

ngạt khói

hỏa hoạn

cháy nhà


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.