- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Khoa học lý giải vì sao cù lét lại gây hại khôn lường cho trẻ, nếu hay chơi trò này với con hãy dừng lại ngay!
Hành động tưởng chừng rất đỗi bình thường, chẳng có gì đáng nói như cù lét trẻ em lại có thể gây hại nhiều hơn lợi.
Hành động tưởng chừng rất đỗi bình thường, chẳng có gì đáng nói như cù lét trẻ em lại có thể gây hại nhiều hơn lợi.
Hồi còn nhỏ, tất cả chúng ta đều ít nhất đôi lần bị cù lét nên cho đó là chuyện thường tình. Tuy nhiên, có lẽ bạn sẽ nghĩ lại nếu biết được kết quả nghiên cứu dưới đây.
Trẻ cười khúc khích không có nghĩa là chúng thích được cù lét
Trẻ cười khúc khích khi được cù lét không có nghĩa là trẻ thích (Ảnh minh họa).
Trẻ em, đặc biệt là những bé có "máu buồn" - chỉ cần hơi chạm vào cổ, nách… là đủ làm cho bé cười lăn lộn. Thường thì bé không thể dừng cười khi bị ai đó cù lét cho dù không hề thích. Tiếng cười phản xạ này khiến cha mẹ cứ tưởng rằng trẻ thực sự thích thú, nhưng sự thật thì hoàn toàn trái ngược. Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học California (Mỹ) vào năm 1997, cù lét không tạo ra cảm giác vui vẻ giống như khi ta nghe những câu chuyện hài hước, dí dỏm. Cù lét chỉ tạo ra ảo tưởng ở người đối diện rằng người bị cù đang cười vui sảng khoái.
Trẻ có thể không đủ sức nói với bạn: Hãy dừng tay
Cù lét có thể gây ra những tràng cười liên tiếp không thể kiểm soát. Nếu hành động cù lét tiếp diễn, có thể dẫn tới chỗ người bị cù không thể thở nổi, cũng như không thể thốt lên rằng họ đang trong tình huống nguy hiểm. Hành động bình thường khởi đầu với ý định "cho vui" rốt cuộc có thể đem lại biến chứng y khoa nghiêm trọng. Và tại sao lại cứ phải là cù lét mới vui trong khi có nhiều cách khác tốt hơn nhiều?
Cù lét từng được dùng làm nhục hình suốt nhiều thế kỷ
Từ lâu, cù lét được coi là một hình thức hành hạ con người. Vào thời nhà Hán ở Trung Quốc, cù lét là cách hành hạ giới quý tộc bởi nó không để lại dấu vết gì và nạn nhân có thể hồi phục tương đối nhanh, tương đối dễ dàng. Kiểu nhục hình này còn phổ biến ở Nhật Bản, nơi chúng có một tên gọi riêng: Kussuguri-zeme, nghĩa là "cù lét xấu xa".
Vernon R. Wiehe của Đại học Kentucky (Mỹ) đã nghiên cứu 150 người trưởng thành từng bị anh/chị/em mình bạo hành hồi còn nhỏ. Một phần nội dung trong nghiên cứu cho thấy, cù lét là một hình thức bạo hành thân thể. Cuối cùng, các nhà khoa học đi tới kết luận rằng, cù lét có thể khơi lên những phản ứng sinh lý cực đoan ở nạn nhân, ví dụ nôn mửa, bất tỉnh do không thể thở nổi.
Cù lét có thể gây ra những vấn đề lâu dài về niềm tin
Cù lét khi người nào đó không thích thực sự gây ra "nỗi đau tinh thần lớn lao" (Ảnh minh họa).
Theo Tiến sĩ Alexander, cù lét khi người nào đó không thích, không sẵn sàng sẽ gây ra "nỗi đau tinh thần lớn lao". Đôi khi, nỗi đau ấy có thể âm ỉ suốt cả đời.
Patty Wipfler, chuyên gia nuôi dạy con và là người sáng lập kiêm giám đốc tổ chức Hand in Hand (tạm dịch: "Tay trong tay"), cho biết từ trải nghiệm của bản thân, cô nhận thấy cù lét hồi còn nhỏ là nguyên nhân phổ biến của những thử thách về cảm xúc, thậm chí ở cả người lớn.
"Trong nhiều năm lắng nghe những người trưởng thành nói về các thử thách cảm xúc hồi nhỏ của mình, việc bị cù lét liên tục xuất hiện và trở đi trở lại như một trải nghiệm đầy tổn thương", Patty Wipfler cho hay.
Hậu quả là người bị cù lét không thể cảm thấy thoải mái khi người khác ở gần họ. Họ cảm thấy bất an ngay cả khi ngủ bên một người đáng tin cậy. Từ trong thâm tâm, họ dựng nên một hàng rào đề phòng sự động chạm quá mức giữa họ với một người mà họ yêu thương.
Còn có nhiều cách khác để nói "Ba/mẹ yêu con"
Cha mẹ nhìn chung nghĩ rằng, họ biết điều gì là tốt cho con, và từ kinh nghiệm bản thân, họ cho rằng cù lét là bình thường. Tuy nhiên, thực tế là còn nhiều cách khác tốt hơn để gần gũi, gắn kết với trẻ. Tốt nhất cha mẹ hãy tránh xa thói quen cù lét, và nếu vì lý do nào đó bạn muốn cù lét con, sẽ tốt hơn nếu xin phép trẻ trước. Cha mẹ nên hỏi ý kiến con trước khi chạm vào hay đưa ra những quyết định ảnh hưởng tới thân thể trẻ. Và còn rất nhiều cách khác để có những khoảnh khắc vui đùa, hạnh phúc bên con mà!
Theo Helino
-
Sức khỏe42 phút trướcừ xa xưa, loại quả này đã được sử dụng trong y học cổ truyền phương Đông như một vị thuốc quý giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Không khí lạnh tràn về, cơ thể con người dễ bị cái lạnh tấn công, khả năng miễn dịch bị giảm sút thì loại quả này càng hữu dụng hơn.
-
Sức khỏe3 giờ trướcChuối là loại trái cây phổ biến được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt, ăn chuối chín vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
-
Sức khỏe16 giờ trướcTheo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.
-
Sức khỏe20 giờ trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe21 giờ trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe1 ngày trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.