Khoảnh khắc người đàn ông bị đột quỵ khi đang ăn sáng cùng vợ: Nhận biết dấu hiệu và cách xử lý để người bệnh có cơ hội được cứu sống

Đột quỵ là một loại bệnh lý cấp tính nguy hiểm. Chỉ có 10% người bị đột quỵ sống sót là bình phục hoàn toàn. Vì vậy, nếu phát hiện sớm đột quỵ, tính mạng của người bệnh sẽ có cơ hội được cứu sống cao hơn.

Chúng ta đã nghe nói nhiều đến đột quỵ, hệ lụy do bệnh lý này gây ra và những dấu hiệu cảnh báo một người bị đột quỵ. Nhưng bạn đã bao giờ hình dung chính xác một người có những biểu hiện đột quỵ sẽ như thế nào chưa? Nếu chưa thì hãy xem 1 clip được chia sẻ trên tik tok dưới đây nhé:


Người đàn ông bất ngờ bị đột quỵ khi đang ăn sáng

Trong clip là hình ảnh một người đàn ông ăn bữa sáng bình thường như mọi bữa sáng khác. Thế nhưng, đột nhiên ông ta có dấu hiệu run rẩy tay, một bên mặt chảy xệ, nói không rõ ràng... Đặc biệt, chỉ vài giây sau, toàn thân ông đã cứng đờ. Những biểu hiện trên cho thấy ông đã bị một cơn đột quỵ (Dấu hiệu F.A.S.T). Rất may mắn là sau một chút hoảng loạn, vợ ông đã kịp thời gọi cấp cứu.

F.A.S.T: Dấu hiệu nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ


Khi bệnh nhân bị đột quỵ, cần làm gì cho bệnh nhân

1. Face (Khuôn mặt): Gương mặt có dấu hiệu mất cân đối khi cười, nhe răng hay nói chuyện. Nếp mũi và một bên mặt bị xệ xuống

2. Arm (Tay): Tay yếu và có dấu hiệu bị liệt, không thể giơ đều hai tay hoặc một bên tay không thể giơ lên được.

3. Speech (Lời nói): Nói lắp, nói không rõ lời, lời nói khó hiệu hoặc không nói được.

4. Time (Thời gian): Nếu xuất hiệu 3 dấu hiệu trên, cho thấy bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao, cần khẩn trương gọi xe cấp cứu, đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế sớm nhất.

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc có một mạch máu trong não bị vỡ. Khi đó, lượng oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não bị giảm đáng kể. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dần và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ. Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% sống sót là bình phục hoàn toàn.

Đáng lo ngại, đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh từ 40- 45 tuổi hay thậm chí xuất hiện cả ở tuổi 20. Vì vậy, ngay từ bây giờ, hãy giữ gìn sức khỏe để ĐỀ PHÒNG ĐỘT QUỴ nhé!

Các loại đột quỵ chính:

Đột quỵ là một loại bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao, di chứng nặng nề nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Các loại đột quỵ chính bao gồm:

- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Gây ra bởi tắc nghẽn động mạch, chiếm khoảng 85% trường hợp đột quỵ. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng tránh hiệu quả nếu thực hiện tốt các biện pháp dự phòng.

- Đột quỵ do huyết khối: Tắc nghẽn do hình thành các cục máu đông hoặc do mảng bám tích tụ trong động mạch ở cổ hoặc não.

- Đột quỵ do tắc mạch: Các cục máu đông hình thành ở đâu đó trong cơ thể, thường gặp nhất là tim. Sau đó, di chuyển đến não gây tắc nghẽn.

- Đột quỵ do xuất huyết: Loại đột quỵ này gây ra bởi vết nứt trên bề mặt não hoặc động mạch não gây xuất huyết mà nguyên nhân có thể là do phình mạch, hệ thống mạch máu não bị dị dạng. Đột quỵ do xuất huyết chiếm khoảng 15% số ca đột quỵ.

- Thiếu máu não thoáng qua (TIA): Thường gọi là cơn đột quỵ nhỏ bởi là những giai đoạn ngắn có triệu chứng của đột quỵ, kéo dài khoảng vài phút.


Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/khoanh-khac-nguoi-dan-ong-bi-dot-quy-khi-dang-an-sang-cung-vo-nhan-biet-dau-hieu-va-cach-xu-ly-de-nguoi-benh-co-co-hoi-duoc-cuu-song-162212807005600308.htm

đột quỵ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.