Không chỉ có dơi mới là nguồn gốc lây nhiễm coronavirus, ăn những loài động vật này cũng sẽ khiến nguy cơ lây nhiễm virus chết người tăng lên gấp bội

Động vật hoang dã không chỉ biết đến là nguyên nhân gây ra sự lây lan virus corona, mà từ xưa đến nay người dân luôn được khuyến cáo không nên ăn, bởi chúng chứa nhiều vi khuẩn lạ gây nguy hiểm cho con người.

Động vật hoang dã không chỉ biết đến là nguyên nhân gây ra sự lây lan virus corona, mà từ xưa đến nay người dân luôn được khuyến cáo không nên ăn, bởi chúng chứa nhiều vi khuẩn lạ gây nguy hiểm cho con người.

Trong chương trình "Tin tức 1+1" ngày 23.1 vừa qua, Ủy viên Y tế Quốc gia Cao Phú nói với Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc rằng, họ đã nhanh chóng tìm thấy nguồn gốc lây nhiễm của bệnh viêm phổi lạ do coronavirus gây ra. Qua tìm hiểu, họ phát hiện ra loại virus này tồn tại trong động vật hoang dã được bày bán ở một chợ hải sản tại Vũ Hán. Đây là một khu chợ địa phương chuyên bày bán hải sản, nhưng cũng có rất nhiều người buôn bán trái phép động vật hoang dã tại đây.

Trong những năm gần đây, việc buôn bán động vật hoang dã mặc dù là bất hợp pháp ở Trung Quốc nhưng vẫn chưa bị cấm triệt để. Một số khu chợ nhỏ lẻ vẫn lén lút bán rất nhiều loài động vật hoang dã như rắn, dơi, chồn hôi, chuột...

Có cung thì mới có cầu, cũng bởi nguyên do người Trung Quốc quá yêu thích hương vị của những loài động vật hoang dã này mà họ đã bất chấp những rủi ro mầm bệnh. Và sự bùng phát của đại dịch coronavirus là cái giá phải trả cho thói quen ăn uống kinh hoàng của người Trung Quốc mang đến.

Không chỉ có dơi mới là nguồn gốc lây nhiễm coronavirus, ăn những loài động vật này cũng sẽ khiến nguy cơ lây nhiễm virus chết người tăng lên gấp bội-1Chợ hải sản Vũ Hán là nơi được cho phát tán virus corona.

Mặc dù nguồn gốc của chủng loại virus mới này vẫn đang được điều tra và chưa có kết luận cuối cùng. Nhưng các chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra rằng chính động vật hoang dã là nguồn gốc lây lan virus. Viện sĩ của viện hàn lâm Trung Quốc, Chung Nam Sơn nói rằng hiện tại vẫn chưa xác định nguồn gốc của coronavirus là gì. Tuy nhiên, thông qua phân tích dịch tễ học sơ bộ, các chuyên gia cũng đề cập đến "động vật hoang dã" nhiều lần. 

Trong đại dịch SARS 17 năm trước, nguồn gốc của virus cũng là từ cầy hương. Do vậy, các nhà khoa học và chuyên gia sau khi nhận thấy chủng loại virus mới này hoạt động giống như virus SARS đã nghi ngờ có thể bắt nguồn từ một số loài động vật hoang dã được bày bán trong chợ Vũ Hán.

Mới đây, tờ Dailystar của Anh đã đưa tin cho rằng nguyên nhân khiến coronavirus bùng phát chính là người dân ở thành phố Vũ Hán thích ăn súp dơi. Dơi là một trong những loài động vật hoang dã được bày bán rất nhiều ở chợ hải sản Vũ Hán. Được biết, mã di truyền của coronavirus có trong dơi cũng có mối liên quan tới một loại virus gây dịch SARS trước đây.

Không chỉ có dơi mới là nguồn gốc lây nhiễm coronavirus, ăn những loài động vật này cũng sẽ khiến nguy cơ lây nhiễm virus chết người tăng lên gấp bội-2Bên cạnh đó, trang Chinapress cũng đưa tin, ngoài dơi ra thì có một số loài động vật hoang dã được buôn bán tại chợ hải sản Vũ Hán cũng có thể là nguyên nhân khiến cho virus viêm phổi lạ lây lan.

Trang Chinapress cho rằng sở dĩ người dân Trung Quốc thích ăn động vật hoang dã bởi chúng là những thứ đắt tiền, hiếm có và có tác dụng cải thiện một số tình trạng sức khỏe của cơ thể.

Ca nhiễm virus corona đầu tiên không hề liên quan đến chợ hải sản Vũ Hán, các nhà khoa học Trung Quốc tiết lộ đáng sợ về rủi ro lây nhiễm của loại virus này
Tuy nhiên, động vật hoang dã không mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như nhiều người tưởng tượng. Ngoài các loại thịt gia súc như gà, heo, bò, hải sản... thì những loài vật sống trong tự nhiên hoang dã đều chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm.

Khoảng 1200 năm trước, người ta đã phát hiện ra trong các loài động vật hoang dã chứa nhiều loại vi khuẩn lạ. Nếu nhiễm phải những vi khuẩn này, không biết hậu quả sẽ xảy ra như thế nào. Một số loài động vật hoang dã chứa mầm bệnh lây nhiễm virus như:

- Cầy hương: Cầy hương từng là vật chủ trung gian truyền virus SARS và nhiều loại virus khác. Những loại virus này có thể làm hỏng phổi và tổn thương hệ thần kinh trung ương.

- Nhím: Nhím hoang dã chứa nhiều ký sinh trùng endoparasite, có thể gây tổn hại cho mắt, mô dưới da, não, ruột và nhiều cơ quan nội tạng khác.

Không chỉ có dơi mới là nguồn gốc lây nhiễm coronavirus, ăn những loài động vật này cũng sẽ khiến nguy cơ lây nhiễm virus chết người tăng lên gấp bội-3Động vật hoang dã chứa nhiều virus nguy hiểm cho con người.

- Rắn: Nhiều loại rắn hoang dã chứa vô số ký sinh trùng nguy hiểm có thể gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết, viêm màng ngoài tim, não, mô dưới da... tổn thương nhiều cơ quan dẫn tới tử vong.

- Gấu mèo: Gấu mèo là vật chủ gây bệnh dại điển hình. Bên trong cơ thể của gấu mèo chứa nhiều loại giun. Do đó, nếu ăn thịt loài động vật này có thể gây ra tổn thương nặng nề cho dạ dày.

- Tê tê: Trong vảy của tê tê chứa rất nhiều bọ ve và ký sinh trùng. Nếu ăn thịt tê tê, người ăn có thể sẽ đối diện với một số biến chứng như viêm gan. Thịt và vảy của tê tê không phải là một loại thuốc bổ như nhiều người vẫn tưởng.

- Sóc: Sóc chứa nhiều vi khuẩn gây dịch hạch, giun, ký sinh trùng. Do đó, nếu ăn thịt sóc hoang dã sẽ có nguy cơ làm hỏng ruột, gan, não và nhiều cơ quan nội tạng khác.

- Lợn rừng: Lợn rừng chứa nhiều loại ve, vi khuẩn trichinella, có thể gây ra sốt xuất huyết, ảnh hưởng đến cổ tử cung và làm hỏng cơ quan tiêu hóa.

Theo Helino

Xem link gốc Ẩn link gốc http://helino.ttvn.vn/helino/khong-chi-co-doi-moi-la-nguon-goc-lay-nhiem-coronavirus-an-nhung-loai-dong-vat-nay-cung-se-khien-nguy-co-lay-nhiem-virus-chet-nguoi-tang-len-gap-boi-222020271755689.htm

Trung Quốc

virus


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.