- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Không chỉ u cục, đây là 9 triệu chứng điển hình của ung thư vú cần can thiệp sớm
Mặc dù u bướu là một trong những triệu chứng ung thư vú phổ biến nhất, nhưng có nhiều dấu hiệu tiềm ẩn khác cũng cho thấy nguy cơ mắc căn bệnh này.
- 4 việc nếu không thay đổi dễ khiến bệnh ung thư vú có cơ hội xuất hiện, sửa ngay trước khi quá muộn
- 4 dấu hiệu sớm nhất của ung thư vú dễ bị bỏ qua, bác sĩ hướng dẫn chị em cách đơn giản để tự kiểm tra định kỳ tại nhà
- 3 triệu chứng không gây đau đớn nhưng lại là tín hiệu cảnh báo chị em đã mắc ung thư vú: Khám càng sớm cơ hội điều trị càng cao
1. Vết lõm
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền một bài đăng kể về triệu chứng ung thư vú duy nhất của một người phụ nữ - vết lõm nhỏ ở rìa vú. Đây là một dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của khối u mà bạn có thể bỏ qua khi tự kiểm tra vú hàng tháng.
Lisa Royle (Manchester, Anh) - người phụ nữ đã chia sẻ hình ảnh của mình trên mạng xã hội, cho biết: “Vết lõm nhìn rất tinh vi, nằm ở bên dưới nên dễ bị bỏ qua".
“Bất kỳ vết lõm hoặc vùng da bị rút co lại nào trên vú đều nên được kiểm tra", bác sĩ Anita Johnson, Giám đốc y tế của Khoa Ung thư phẫu thuật vú tại Trung tâm Điều trị Ung thư Hoa Kỳ, Atlanta cho biết.
2. Kích ứng da
Da có thể bị kích ứng vì nhiều lý do, bao gồm áo ngực không vừa vặn, phát ban, viêm da tiếp xúc hoặc các vấn đề về da khác, nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, đó có thể là triệu chứng của ung thư vú. Jessica Shepherd, bác sĩ phụ khoa tại Baylor Scott & White Women's Health Group cho biết: “Khi vú bị mẩn đỏ, sưng tấy, kích ứng da, ngứa ngáy không rõ nguyên nhân, phát ban mới hoặc xuất hiện lâu hơn dự kiến, bạn nên đi kiểm tra vú".
3. Tiết dịch núm vú
Nếu bạn đang cho con bú hoặc mang thai, việc tiết dịch ở vú có thể không đáng lo ngại. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ khác, một số loại tiết dịch nên được kiểm tra.
“Dịch tiết núm vú không trong, màu xanh lục hoặc hơi vàng, có máu... có thể là một triệu chứng của ung thư vú. Đặc biệt, nếu việc tiết dịch diễn ra tự phát, đây có thể là một nguyên nhân đáng lo ngại”, TS Shepherd nói.
4. Tàn nhang
Các vết sẫm màu hoặc tàn nhang bất thường trên da không chỉ là dấu hiệu cho thấy bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu. Chúng có thể là dấu hiệu của một dạng ung thư vú hiếm gặp và nguy hiểm hơn, được gọi là ung thư vú dạng viêm, TS Johnson nói.
"Nếu bạn thấy trên cơ thể xuất hiện thêm tàn nhang, hãy nói chuyện với bác sĩ. Đừng lo lắng quá vì ung thư vú dạng viêm rất hiếm gặp”, cô nói thêm.
5. Các đốm đỏ hoặc vết bầm tím
Các dấu hiệu khác của ung thư vú dạng viêm có thể bao gồm các đốm đỏ hoặc vết bầm tím trên da, TS Johnson nói. “Nếu bạn phát triển những dấu hiệu này và thấy chúng kéo dài hơn 2-3 tuần, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra”, cô gợi ý.
Hãy nhớ rằng, loại ung thư này rất hiếm gặp. Nhiều loại đốm đỏ trên da của bạn, như u mạch anh đào, hoàn toàn lành tính.
Hai năm trước, một người phụ nữ tên Jennifer Cordts nhận thấy trên vú xuất hiện một vết mẩn đỏ bí ẩn. Kết quả chụp X-quang tuyến vú và X-quang vú không cho thấy bằng chứng nào về ung thư. Tuy nhiên, khi vết nám không biến mất ngay cả sau một đợt dùng kháng sinh, cô đã đi sinh thiết và biết rằng mình bị ung thư vú dạng viêm. Cô chia sẻ triệu chứng ung thư vú hiếm gặp của mình như một lời cảnh báo cho những người khác.
6. Thay đổi trên núm vú
Núm vú của bạn thường không thay đổi hình dạng, kích thước hoặc màu sắc, trừ khi bạn đang mang thai. Nhưng “nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về hình dạng của núm vú, bạn nên đi khám để tầm soát ung thư vú”, TS Shepherd nói. “Những sự thay đổi có thể là núm vú bị thụt vào trong hoặc xoay vào trong".
Ngứa và đóng vảy trên núm vú có thể là dấu hiệu của bệnh Paget ở vú, một dạng ung thư vú hiếm gặp, TS Johnson nói.
“Dạng ung thư vú này thường ảnh hưởng đến núm vú và vùng da xung quanh (quầng vú). Nó có thể xuất hiện dưới dạng bong tróc da hoặc mọc vảy trên núm vú; chảy nước hoặc cứng ở núm vú, quầng vú hoặc cả hai; thậm chí cảm giác ngứa ran hoặc bỏng rát ở núm vú", cô nói.
Mặc dù có nhiều lý do khiến ngực bị ngứa, mọc vảy và không phải do ung thư, nhưng tốt hơn hết, hãy trao đổi với bác sĩ về những sự thay đổi khiến bạn lo lắng.
7. Thay đổi kết cấu da
Những thay đổi ở vùng da xung quanh vú có thể là một dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn. “Ung thư vú đôi khi có thể gây ra sự thay đổi kết cấu của vú. Hãy để ý bề mặt vú nếu thấy có vết rỗ, hơi đỏ, tương tự như da của quả cam. Điều đó xảy ra do các mô vú đang bị viêm bởi các tế bào ung thư đang chặn các ống bạch huyết nhỏ bên trong vú và tích tụ chất lỏng”, TS Shepherd nói.
8. Sưng tấy hoặc đau
Sưng hoặc căng vú là một vấn đề phổ biến đối với phụ nữ trong một số giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí đây có thể là dấu hiệu của việc mang thai sớm. Đó chính xác là lý do tại sao phụ nữ thường coi đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú.
TS Shepherd khuyên: “Nếu một bên vú có vẻ đặc biệt to ra hoặc sưng lên, bạn nên đi kiểm tra. Nếu cục u nằm sâu dưới bề mặt, bạn có thể không cảm nhận được nhưng chúng đang bị sưng tấy”.
Bạn có thể không nhận thấy một khối u ở vú, nhưng nếu sờ thấy một khối u dưới nách, đó có thể là hạch bạch huyết mở rộng. TS Johnson nói: “Đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú đang bắt đầu di căn. Khi bạn tự kiểm tra vú hàng tháng, hãy luôn kiểm tra các hạch bạch huyết dưới cánh tay”.
9. Thay đổi kích thước hoặc hình dạng vú
Tăng cân, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc cho con bú đều có thể ảnh hưởng đến kích thước và hình dạng của bộ ngực. Nhưng nếu ngực của bạn thay đổi hình dạng không phụ thuộc vào các yếu tố này, và đặc biệt nếu nó xảy ra đột ngột, đó có thể là dấu hiệu của ung thư và bạn nên lên lịch đi khám.
“Tình trạng này có thể xảy ra vào một tuần trước khi bạn có kinh, vì vậy, hãy đợi một tuần sau để xem liệu nó có tự biến mất hay không. Nếu xảy ra ở cả hai vú, đây có khả năng không phải do ung thư vú", TS Johnson nói.
Theo VTC
-
Sức khỏe2 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe2 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe5 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe5 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe16 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe16 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe17 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe22 giờ trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ Úc cho thấy thói quen nhâm nhi một món ăn vặt phổ biến có thể giúp người cao tuổi có thêm 3,9 năm sống khỏe mạnh.