- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cha mẹ "cứng đầu" nhất định không làm theo lời bác sĩ, 2 năm sau cậu bé 11 tuổi phát hiện bị bệnh thận giai đoạn cuối
Sau khi kiểm tra chức năng gan thận, Momo được chẩn đoán mắc bệnh thận mãn tính giai đoạn 5. Lúc này thận bị hư tổn rất nặng.
Hai năm trước, cậu bé Momo (tên đã được thay đổi), 7 tuổi, bị nôn mửa nhiều lần. Bố mẹ cậu bé nghĩ rằng con bị cảm lạnh nên đã đưa con đến viện. Bác sĩ nhận thấy chỉ số protein trong nước tiểu của Momo tăng cao bất thường nên đề nghị chọc thận để sinh thiết tìm nguyên nhân.
Nhưng bố mẹ Mo Mo nhất định không chịu, họ cho rằng con mình bị cảm, chỉ cần uống ít nước, mấy ngày nữa sẽ khỏe, việc sinh thiết là không cần thiết. Bác sĩ không còn cách nào khác là đề nghị bố mẹ đưa Momo đến khoa thận để khám và theo dõi nước tiểu định kỳ. Thế nhưng, cả 2 cũng không nghe bác sĩ và không đưa con đến viện khám.
Hai năm sau, Momo bất ngờ bị nôn trong lớp học bóng đá rồi ngất xỉu. Gặp lại bệnh nhân, các bác sĩ thấy mặt cậu bé đã tái vàng, toàn thân sưng phù. Sau khi kiểm tra chức năng gan thận, Momo được chẩn đoán mắc bệnh thận mãn tính giai đoạn 5. Lúc này thận bị hư tổn rất nặng.
Hầu hết mọi người đều cho rằng bệnh thận chỉ do người trung niên và cao tuổi mắc phải, tuy nhiên theo thống kê, tại Trung Quốc, trong số 360 triệu trẻ em cả nước thì có hơn 3 triệu trẻ em mắc bệnh thận, hàng nghìn trẻ em bị ảnh hưởng bởi bệnh thận ở Trung Quốc mỗi năm.
Những nguyên nhân khiến một đứa trẻ bị bệnh thận?
1. Di truyền
Bệnh thận có yếu tố di truyền, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thận thì đứa trẻ trong gia đình đó cũng có khả năng mắc bệnh thận cao hơn những người bình thường.
2. Biến chứng của các bệnh khác
Một số vấn đề sức khỏe khác, ví dụ như hệ thống nội tiết của trẻ có vấn đề, chất thải trong cơ thể không thể thải ra ngoài kịp thời hoặc hệ thống miễn dịch của cơ thể không bình thường... khiến các tế bào bất thường tấn công, dẫn đến tổn thương các cơ quan khác, bao gồm cả thận.
3. Nhiễm trùng
Tình trạng nhiễm trùng như viêm đường hô hấp trên, viêm amidan, nhiễm trùng da… tuy rất phổ biến nhưng lại là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh viêm thận.
4. Có những thói quen có hại
Một số phụ huynh không chỉ cho con ăn nhiều thịt gà, vịt, cá, thịt, trứng mà còn mua cả bột đạm cho con ăn. Thực tế, việc nạp quá nhiều chất đạm sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể đáp ứng đủ dinh dưỡng của trẻ.
Ngoài ra, ăn nhiều muối, nhiều đường trong thời gian dài, ít vận động, nhịn tiểu và thói quen lạm dụng thuốc đều có hại cho thận.
2 triệu chứng dễ nhận biết của bệnh thận
1. Sự thay đổi trong nước tiểu
Nếu bạn bị bệnh thận, triệu chứng nhận biết đầu tiên là sự thay đổi trong nước tiểu. Nếu nước tiểu của trẻ chuyển sang màu đỏ nhạt, có bọt... thì là dấu hiệu bất thường. Bọt trong nước tiểu tăng nhiều và lâu ngày không giảm thì phải đi khám ngay.
Ngoài ra, hãy quan sát lượng nước tiểu, nếu lượng nước tiểu của trẻ tăng hoặc giảm đột ngột, nhất là vào ban đêm, cha mẹ cần đặc biệt cảnh giác, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận.
2. Phù nề
Một đặc điểm khác của bệnh thận là phù nề. Trẻ mắc bệnh thận thường gặp biểu hiện buổi sáng ngủ dậy sẽ bị phù ở mi mắt hoặc mặt, trường hợp nặng sẽ bị phù chân tay hoặc phù toàn thân.
Bệnh thận thường khởi phát tiềm ẩn, ngay cả người lớn mắc bệnh còn khó phát hiện ở giai đoạn đầu chứ chưa nói đến trẻ em. Nhiều người khi đi khám mới phát hiện ra mình mắc bệnh thận giai đoạn đầu.
Do vậy, tốt nhất nên đi khám định kì hoặc khi có dấu hiệu bất thường, bác sĩ khuyến cáo thì nên làm các xét nghiệm cần thiết, tránh để khi cảm thấy không khỏe rồi mới đến bệnh viện khám thì bệnh thường nghiêm trọng hơn.
Theo Pháp luật và bạn đọc
-
Sức khỏe11 giờ trướcNước râu ngô là thức uống được nhiều người yêu thích vậy nhưng không phải ai cũng uống được, dưới đây là những người không nên uống nước râu ngô.
-
Sức khỏe12 giờ trướcChạy bộ là hoạt động thể thao tốt cho sức khoẻ, vậy chạy bộ 2km/ngày có tác dụng gì?
-
Sức khỏe16 giờ trướcMassage không đúng cách có thể chấn thương cổ, dẫn đến các biến chứng yếu liệt, khó vận động, lâu dần biến chứng hệ hô hấp, tim mạch, nguy cơ tử vong cao.
-
Sức khỏe16 giờ trướcNghiên cứu mới từ Bồ Đào Nha đã chỉ ra tác động đáng kinh ngạc của cà phê đối với tuổi thọ và nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng khi về già.
-
Sức khỏe19 giờ trướcĂn đu đủ khi bụng đói vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích, bao gồm cải thiện tiêu hóa, giải độc, tăng cường sức khỏe làn da, ổn định lượng đường trong máu, tăng cường khả năng miễn dịch, giúp tinh thần minh mẫn và tập trung tốt hơn.
-
Sức khỏe21 giờ trướcCải bắp là loại rau phổ biến trong mùa đông, cải bắp rất tốt cho sức khoẻ, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn cải bắp?
-
Sức khỏe22 giờ trướcTiêu thụ nước ngọt có ga thường xuyên làm tăng nguy cơ loãng xương, đặc biệt là ở phụ nữ. Loãng xương là tình trạng xương trở nên yếu và giòn, dễ gãy, gây đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLoại hạt nhỏ bé này từ lâu đã được coi là "viên ngọc quý" trong chế độ ăn uống của người châu Á khi không chỉ là nguồn cung cấp protein tuyệt vời mà còn mang đến vô vàn lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau khi đi massage với mục đích giảm đau cổ vai gáy, nữ ca sĩ không may bị trật khớp cổ, nằm liệt giường và qua đời hôm 8/12. Bác sĩ trị liệu cho rằng, việc massage cổ vai gáy sai cách có thể dẫn đến tử vong
-
Sức khỏe1 ngày trướcMùi vị của loại củ này có thể khiến nhiều người e ngại, nhưng lợi ích sức khỏe mà nó mang lại đã được chứng minh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLoại trái cây quen thuộc này với vị chua ngọt thanh mát, không chỉ là món ăn giải khát được ưa chuộng mà còn là "kho báu" dinh dưỡng với vô vàn lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai lang được ví như "thần dược mua đông" nhưng không phải ai cũng biết rằng thời điểm ăn khoai lang cũng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Vậy khi nào nên ăn khoai lang để đạt hiệu quả tối ưu?
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau sống ngâm nước muối quá lâu sẽ không tốt cho sức khỏe; người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai không nên ăn loại thực phẩm này...
-
Sức khỏe2 ngày trướcChơi thể thao là cách rèn luyện sức khỏe, nhưng không ít trường hợp đột quỵ ngay trên sân tập, dưới đây là lưu ý khi tập luyện thể thao để tránh nguy cơ đột quỵ.