Không phải ai cũng cần xét nghiệm giun sán, có 5 dấu hiệu này mới cần đến viện kiểm tra

Hiện nay, đường lây của sán dây lợn là thịt lợn chứa nang sán và rau sống. Hai nguồn lây này trẻ em đều khó vì trẻ không ăn thịt sống như nem, tiết canh, cũng không ăn rau sống.

Hiện nay, đường lây của sán dây lợn là thịt lợn chứa nang sán và rau sống. Hai nguồn lây này trẻ em đều khó vì trẻ không ăn thịt sống như nem, tiết canh, cũng không ăn rau sống.

Người dân đang quá hoang mang

Về vụ việc hàng nghìn trẻ ở Bắc Ninh đến bệnh viện làm xét nghiệm sán lợn và hơn 100 trẻ có kết quả dương tính với ấu trùng sán lợn khiến nhiều người lo lắng, TS Huỳnh Hồng Quang – Phó Viện trưởng Viện sốt rét, ký sinh trùng và Côn trùng Quy Nhơn cho rằng trong ký sinh trùng học thì nó chưa thể khẳng định đây là ca bệnh mà cần có các triệu chứng.

Cụ thể, nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng tiêu hóa như: đau bụng, rối loạn tiêu hóa; triệu chứng thần kinh (suy nhược); có đốt sán ra theo phân hoặc tự bò ra ngoài hậu môn (thường nhìn thấy trong quần lót khi thay ra vào cuối ngày làm việc)... thì mới được xem là ca bệnh và cho uống thuốc trị giun.

Không phải ai cũng cần xét nghiệm giun sán, có 5 dấu hiệu này mới cần đến viện kiểm tra-1
Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, việc uống thuốc này cần sự theo dõi của các bác sĩ dù thuốc rất phổ biến và rẻ chỉ vài nghìn đồng/viên. Không được tự uống thuốc nam để trị sán vì không có tác dụng còn gây ra nhiều biến chứng.

Vụ việc ở Bắc Ninh, TS. Quang cho biết nguồn lây chưa chắc có thể từ bếp ăn trường học bởi nang sán trong thịt chứa sán chỉ cần nấu chín là không còn nguy cơ lây. 

Hiện nay, đường lây của sán dây lợn là qua thịt lợn chứa nang sán và rau sống. Hai nguồn lây này trẻ em đều khó vì trẻ không ăn thịt sống như nem, tiết canh. Trẻ cũng không ăn rau sống. Chính vì thế, TS Quang khuyến cáo nên làm sàng lọc cộng đồng để tìm nguyên nhân gây sán.

Các biện pháp phòng chống các căn bệnh giun và sán theo TS Quang tập trung ăn uống hợp vệ sinh như "ăn chín uống chín", tránh các thức ăn chưa nấu chín hoặc xử lý chưa hợp lý. 

Thực hành rửa tay trước khi ăn uống và sau khi đi tiêu (đại tiện, tiểu tiện) để tránh lấy nhiễm mầm bệnh vào trong thức ăn và tay sau đó đưa lên miệng,…

5 dấu hiệu của bệnh giun sán

Theo TS Quang nhiễm giun sán có thể thông qua nhiều con đường khác nhau, nhưng phần lớn là lây truyền qua con đường phân miệng. Chính vì thế, việc giữ gìn vệ sinh cá nhân của cộng đồng chưa tốt, nên tỷ lệ nhiễm giun sán ở nước ta rất cao. Theo các chuyên gia y tế, thì hiện nay 20 đến 50% dân số Việt Nam nhiễm giun. 

Không phải ai cũng cần xét nghiệm giun sán, có 5 dấu hiệu này mới cần đến viện kiểm tra-2
TS Huỳnh Hồng Quang - Phó Viện trưởng Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trung Quy Nhơn

Đã có nghiên cứu cho rằng mỗi năm, người Việt Nam mất 1,5 triệu lít máu để nuôi giun móc và giun tóc cũng như hàng chục nghìn tấn lương thực, thực phẩm bị giun đũa ăn bớt trong ruột. Riêng ở trẻ em nhỏ và phụ nữ mang thai khi bị nhiễm giun sán sẽ gây ra nhiều biến chứng.

Các biến chứng hay gặp đó thiếu máu nặng do giun móc, giun mỏ, hay giun chui ống mật do giun đũa, tắc ruột do nhiều loại giun khác nhau, viêm tắc đường mật do sán lá gan nhỏ, sán lá gan lớn, ho ra máu do sán lá phổi, áp xe gan do sán lá gan lớn, ung thư gan do sán lá gan nhỏ, hay ung thư bàng quang do sán,…

TS Huỳnh Hồng Quang cho biết, giun sán rất đa dạng, khi vào cơ thể người tùy thuộc vào từng loại giun, sán khác nhau, tùy vào vị trí mà giun sán đó đến ký sinh sinh và gây bệnh tại chỗ hay lạc chỗ. Lượng giun sán ký sinh trong người thời điểm đó, chủng loại và loài giun sán đặc hiệu thì bệnh nhân có thể biểu hiện các triệu chứng, dấu chứng và hội chứng khác nhau trên các hệ cơ quan. 

Tuy nhiên, khi thấy có các biểu hiện sau người bệnh nên kiểm tra bệnh do ký sinh trùng gây ra.

Thứ nhất: hệ tiêu hóa có thể biểu hiện đau bụng không điển hình, buồn nôn, hoặc nôn, rối loạn đại tiện dạng phân lỏng-đặc xen kẽ với nhau, có thể sa trực tràng nếu đi đại tiện nhiều lần trong ngày, một số ít bệnh nhân có biểu hiện chán ăn, lợm giọng, tăng tiết nước bọt, rối loạn hấp thu, suy dưỡng.

Thứ hai: bệnh nhân có thiếu máu suy dưỡng, thiếu máu thiếu sắt, thiếu vi chất dinh dưỡng, rối loạn các thành phần chính trong công thức bạch cầu như bạch cầu lymphocyte, eosin, tổng bạch cầu chung hay ảnh hưởng đến hệ thống bạch huyết như trong bệnh giun chỉ,…

Thứ ba: Trên da niêm mạc có thể ngứa, mày đay từng đợt, viêm vết loét đường vào của giun.

Thứ tư: Ở  gan mật có thể gây giun chui ống mật, tắc mật, xuất huyết đường mật, áp xe túi mật, đường mật hay áp xe gan dạng microabces với các vùng khoang hoại tử ti ti, không có bờ, tắc và viêm ruột thừa do giun đũa;

Thứ năm: Biểu hiện toàn thân người bệnh có thể chậm phát triển thể chất và giảm khả năng học, suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng. Có thể gây tổn thương ở mắt và nhãn cầu, có thể gây áp xe các cơ quan không thường xuyên như thận, lách, cơ thẳng bụng, tinh hoàn, buồng trứng, tim, phổi…

Theo Trí Thức Trẻ


dấu hiệu nhiễm sán lợn

nhiễm sán lợn

Bắc Ninh

sán lợn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.