- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lại nháo nhào tìm “cửa” tiêm vắc xin dịch vụ cho con
Các ca lẻ tẻ phản ứng sau tiên vắc xin Quinvaxem trên toàn quốc cũng đã được tìm nguyên nhân không phải do vắc xin. Vì thế, cha mẹ không nên hoang mang mà phải có niềm tin để tiêm cho trẻ.
Thông tin vắc xin dịch vụ 5 trong 1 “cập bến” về Việt Nam khiến nhiều bà mẹ lại nháo nhào “ghé thăm” trang web của các điểm tiêm chủng hàng ngày, gọi điện, đến tận điểm tiêm đăng kí, thậm chí sốt sắng khi nghe các tin “rao” vắc xin giá 2-3 triệu đồng/mũi tiêm.
Bát nháo quảng cáo vắc xin dịch vụ
Mới đây nhất, tấm biển “Điểm đăng ký tiêm vắc xin 5 trong 1” đặt tại 461 Cộng Hòa, phường 15, quận Tân Bình) khiến hàng loạt các bà mẹ đổ xô đến đăng kí.
Theo đơn vị này, chỉ trong vòng 2 ngày, 2.000 liều đã được các bố mẹ đặt cọc (500.000 đồng/liều) mà chưa được hẹn ngày tiêm. Số tiền cho một liều tiêm vắc xin Pentaxim 5 trong 1 cũng được đẩy giá lên 2 triệu đồng/liều.

Tại Hà Nội, tuy không có hiện tượng công khai treo biển quảng cáo, nhưng trên nhiều diễn đàn về chủ đề vắc xin dịch vụ, cũng có nhiều tin “rao vặt” khiến nhiều bậc cha mẹ “phát sốt”.
Thông tin như kiểu: “Hiện tại mình vẫn đặt được suất tiêm vắc xin 5 trong 1 Pentaxim của Pháp (toàn suất nội bộ với ngoại giao các bệnh viện quốc tế thôi nên cũng không có nhiều). Thuốc chỉ định tiêm tại cơ sở tiêm chủng, không tiêm tại nhà hay mua về. Cụ nào cần inbox em gấp để e xí suất và chắc chắn dùm vì đăng kí xong không tiêm thì chết em…”.
Hay những lời quảng cáo “vắc xin 6 trong 1 của GSK (Bỉ sản xuất), còn hạn sử dụng đến tháng 8/2016 (các bạn đừng quá băn khoăn về hạn dùng này nhé, vắc xin sẽ tuyệt đối an toàn khi còn thời hạn sử dụng) với quy trình bảo quản tuyệt đối chuẩn, luôn để lạnh 24/24 nhiệt độ từ 5-8 độ C, và luôn có gel trữ lạnh đi kèm khi vận chuyển. Với giá 2triệu/liều (mình biết giá này là khá cao, nhưng mình không kinh doanh vụ này, vì thấy các cụ/mợ đang rất khó khăn tìm vắc xin trong gia đoạn này, nên mình nói chuyện thì bà xã bảo vừa rồi xí được mấy liều. Do vậy nếu các cụ/mợ thấy thực sự muốn thì hãy đang ký nhé, chứ bản thân mình thì cứ nôm la nhà nước cho dùng loại nào thì dùng loại đó” khiến nhiều người “phát sốt” hỏi liên lạc, cách đặt lịch với mong muốn được đăng kí suất tiêm".
Tuy nhiên, “đầu mối” này chỉ nhận cung cấp vắc xin, còn người mua phải nhờ bác sĩ hoặc dịch vụ bên ngoài tiêm cho con.
Sáng 16/12, có mặt tại phòng tiêm chủng 70 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội, nhiều bà mẹ vẫn đưa con đến đây tiêm các vắc xin bình thường, trong đó nhiều người tiêm Quinvaxem cho con.
Tiếp cận một số người có con đang trong độ tuổi tiêm vắc xin 5 trong 1 nhưng lại chỉ đến để uống vắc xin ngừa tiêu chảy, nhiều người lấp lửng muốn chờ đợi thêm một thời gian. “Nếu muốn tiêm dịch vụ cho con bên ngoài, 2 - 3 triệu đồng/mũi tiêm thì tiêm lâu rồi. Nhưng mình lo ngại nên vẫn chờ thêm”. Thế nhưng khi được hỏi đã tiếp cận được nguồn tiêm chưa? Có thể giới thiệu không vì cũng đang tìm hiểu tiêm cho con thì chị nhiều người thừa nhận “Nghe các mẹ kháo nhau thế nhưng mình chưa có nhu cầu nên chưa tìm hiểu. Đưa con đi tiêm ở đây, nhiều mẹ nói vậy nhưng rồi vẫn thấy đưa con đi tiêm Quinvaxem”.
Chị Nguyễn Vân Hải (Lò Đúc) con đã hơn 2 tuổi nhưng chưa hoàn thành mũi thứ 3 vắc xin 5 trong 1. Mấy ngày nay, ngày nào chị cũng 2 lượt “đánh võng” tại Trung tâm tiêm 131 Lò Đúc để canh vắc xin cho con. Tại đây cũng không nhận thông báo qua số điện thoại khi có vắc xin mà sẽ thông báo công khai tại Trung tâm.
Cẩn trọng chất lượng vắc xin dịch vụ “chui”
Trên diễn đàn otofun.net nhiều comment bày tỏ mọi người không nên đưa con đi tiêm vắc xin dịch vụ “chui”. “Trong số các ý kiến em tham khảo, em chú ý nhất là thằng em làm khoa dược tại một bệnh viện, nó bảo, tiêm vắc xin dịch vụ chui rất an toàn và đám làm dịch vụ dù “chui” nhưng làm rất công khai và tự tin vì nó tiêm ......bằng nước cất”, một thành viên bày tỏ.
Đặt nghi vấn, liệu có hiện tượng vắc xin dịch vụ sau khi nhập về sẽ được “om” để đẩy giá? Đại diện Phòng tiêm chủng Polyvac (Trung tâm nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế) cho biết, không thể có chuyện om vắc xin và đẩy giá. Vì khi được phân bổ vắc xin đều thông báo chính thức trên website và mọi người dân có nhu cầu đều có quyền bình đẳng xếp số được tiêm. Tại Trung tâm, theo quy định mỗi bàn chỉ được tiêm 50 trẻ/ngày nên tùy số lượng bàn tiêm ở các điểm tiêm, con số trẻ tiêm được khống chế rất chặt chẽ. Lượng vắc xin nhập - xuất đều được kiểm soát nghiêm ngặt. Nếu nhân viên y tế có hiện tượng trục lợi sẽ bị xử lý nghiêm.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Đăng Hiền, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế cho biết, giá cả vắc xin dịch vụ có thể điều chỉnh tùy từng thời điểm, tùy theo giá mà nhà nhập khẩu công bố. Còn không có chuyện đầu cơ để đẩy giá vắc xin 2 - 3 triệu đồng/mũi.
Ông Hiền cho biết thêm, cũng như nhiều Trung tâm khác, vắc xin dịch vụ 5 trong 1 Pentaxim của Pháp và vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa của Bỉ (phòng bạch hầu, ho gà vô bào, uốn ván, viêm gan B, bại liệt và Hib) được phân bố nhỏ giọt với liều rất ít.
Do đó, các bậc phụ huynh đừng chờ vắc-xin dịch vụ mà nên cho con đi tiêm vắc-xin mở rộng đúng độ tuổi để phòng bệnh cho trẻ. Ông cũng khuyến cáo người dân tuyệt đối không tiêm vắc xin dịch vụ “chui” được quảng cáo trên thị trường.
Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định, Bộ Y tế tuyệt đối cấm việc buôn bán vắc xin ngoài thị trường. Đồng thời khuyến cáo người dân không nên tự mua, tự tiêm vắc xin “xách tay”.
“Vắc xin phải được nhập về, kiểm định chất lượng, bảo quản đúng quy trình trước khi tiêm cho trẻ. Các loại vắc xin rao vặt, quảng cáo là dịch vụ không ai có thể đảm bảo về quy trình bảo quản, chất lượng khi tiêm có thể gây rủi ro cho sức khỏe, có thực sự có hiệu quả sinh miễn dịch? Chưa kể người tiêm cũng không có kỹ thuật, không đủ các phương tiện cấp cứu nếu xảy ra phản ứng”, TS Phu phân tích.
Ông Phu cũng khẳng định, không có chuyện thiếu vắc xin phòng bệnh vì vắc xin TCMR đều đáp ứng nhu cầu của tất cả trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng. Tiêm chủng dịch vụ với loại vắc xin 5 trong 1, 6 trong 1 chỉ chiếm khoảng trên 10%, trong khi đó gần 90% trẻ em trong độ tuổi này được tiêm Quinvaxem an toàn trên toàn quốc.
Đại diện Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, lượng vắc xin dịch vụ hiện tại ở Trung tâm không còn. Sau này, có thể có những đợt được phân bố nhưng lượng vắc xin cũng rất ít. Cha mẹ sẽ rất mạo hiểm khi cố đợi vắc xin dịch vụ cho con tiêm. Trẻ tiêm không đúng thời điểm sẽ giảm tác dụng phòng bệnh, chưa kể nếu không may mắc bệnh thì rất nguy hiểm cho trẻ. Hơn nữa, vắc xin phòng bệnh đã được đảm bảo đầy đủ trong TCMR. Tại Trung tâm, hiện trung bình mỗi tháng tiêm khoảng 4000 mũi tiêm Quinvaxem và hoàn toàn an toàn, không có phản ứng. Các điểm tiêm tại các trạm y tế xã, phường của Hà Nội vẫn thực hiện tiêm vắc xin Quinvaxem vào lịch tiêm chủng hàng tháng.
Chuyên gia này cũng cho biết thêm, các ca lẻ tẻ phản ứng sau tiên vắc xin Quinvaxem trên toàn quốc cũng đã được tìm nguyên nhân không phải do vắc xin. Vì thế, cha mẹ không nên hoang mang mà phải có niềm tin để tiêm cho trẻ.
Ngay tại các BV quốc tế ở Hà Nội, như BV Việt Pháp, nhiều cha mẹ đã mua gói tiêm chủng dịch vụ ở đây nhưng do vắc xin dịch vụ hiếm, nhiều người không dám mạo hiểm chờ đợi cũng đã đăng kí tiêm Quinvaxem tại các điểm tiêm này. Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội là đơn vị cung cấp Quinvaxem cho các điểm tiêm trên.
Theo Dân trí
-
Sức khỏe1 giờ trướcChắc hẳn khi nghe những thay đổi tuyệt vời cho sức khỏe lẫn vóc dáng, làn da, chị em sẽ không thể chần chừ bỏ qua loại nước lành mạnh này trong chế độ ăn uống.
-
Sức khỏe4 giờ trướcNhằm lấy lòng hoàng đế và củng cố địa vị, các phi tần xưa không ngại tìm đến các phương thuốc "xuân dược" đặc biệt, nhằm giúp họ trẻ mãi không già.
-
Sức khỏe14 giờ trướcTheo báo cáo mới nhất, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu nhận định số ca mắc viêm gan bí ẩn tăng đột ngột, vượt mốc 600. Ít nhất 31 quốc gia phát hiện ca bệnh.
-
Sức khỏe15 giờ trướcSau hàng loạt ca mắc bệnh đậu mùa khỉ ở nhiều quốc gia, WHO họp khẩn, lo ngại virus hiếm gặp này sẽ gây ra làn sóng dịch mới.
-
Sức khỏe15 giờ trướcĐến nay cả nước đã có 5.545 ca mắc tay chân miệng, 01 trường hợp tử vong, Bộ Y tế dự báo dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới đây... Do đó, các địa phương cần tăng cường phòng chống dịch.
-
Sức khỏe21 giờ trướcNhững hậu quả đau lòng này sẽ khiến cha mẹ một lần nữa thức tỉnh vì thực sự chẳng ai muốn con mình dậy thì sớm.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh, đến ngày 20/5, số ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng so với trung bình 4 tuần trước đó.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNguyên liệu để làm ra một cốc nước tía tô đỏ không chỉ cần tía tô, hay đường mà còn cần thêm: Nước giấm táo.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMột người đàn ông bị máy cắt bánh tráng cắt đứt lìa 2 ngón tay được các bác sĩ tập trung tỉ mẩn nhiều giờ nối lại thành công.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo Bản tin Bộ Y tế về tình hình dịch COVID-19, ngày 20/5, ghi nhận 1.587 ca mắc COVID-19 tại 51 tỉnh, thành phố; có 7.151 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhững sự thay đổi xuất hiện trên bàn tay có thể chỉ ra các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến thận.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau khi ăn hạt muồng được 3 tháng, bà X thấy người mệt mỏi, suy nhược, chân tay yếu và cân nặng sụt giảm 15kg.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChôm chôm chứa nhiều chất xơ, vitamin C, đồng, mangan, sắt, protein... mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Nhưng những người mắc bệnh sau không nên ăn chôm chôm kẻo sinh bệnh, rước họa vào thân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người lo ngại rằng trong bối cảnh thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau sự lây lan mạnh mẽ của coronavirus, virus đậu mùa khỉ có thể tạo nên một đại dịch mới tiếp theo.