- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lần đầu tiên phát hiện virus lai lẩn tránh hệ thống miễn dịch
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện virus RSV và virus cúm kết hợp với nhau để tạo thành một loại virus lây bệnh mới.
Theo The Guardian, hai loại virus đường hô hấp phổ biến có thể hợp nhất để tạo thành một loại virus lai có khả năng trốn tránh hệ thống miễn dịch của con người và lây nhiễm sang các tế bào phổi.
Các nhà khoa học tin rằng nghiên cứu này sẽ giúp giải thích tại sao đồng nhiễm có thể dẫn đến triệu chứng nặng hơn ở một số bệnh nhân, bao gồm căn bệnh viêm phổi do virus khó điều trị.
Mỗi năm, có khoảng 5 triệu người trên toàn thế giới phải nhập viện do nhiễm cúm A, trong khi virus hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi và có thể dẫn đến các chứng bệnh nghiêm trọng ở trẻ em và người lớn.
Đồng nhiễm là hiện tượng một người bị nhiễm cả 2 loại virus cùng một lúc. Mặc dù tình trạng này tương đối phổ biến song vẫn chưa rõ những loại virus này sẽ phản ứng như thế nào nếu được phát hiện bên trong 1 tế bào.
TS Joanne Haney, làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu virus MRC thuộc Trường ĐH Glasgow (Scotland) kiêm trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: "Các virus hô hấp tồn tại như một phần trong nhóm các virus cùng nhắm vào một bộ phận của cơ thể giống như một vùng sinh thái".
"Chúng ta cần hiểu rõ cách thức của sự lây nhiễm xảy ra trong bối cảnh tác động của hai loại virus này để có một bức tranh tổng thể về đặc điểm sinh học của từng loại virus riêng lẻ" - TS Haney giải thích.
Để kiểm tra, TS Haney và các đồng nghiệp của bà đã tiến hành lây nhiễm 2 loại virus này cho tế bào phổi của con người và phát hiện ra rằng thay vì cạnh tranh với nhau như một số loại virus khác, chúng kết hợp với nhau để tạo thành một loại virus lai hình cây cọ, với RSV tạo thành thân cây và gây dịch cúm trên lá.
GS Pablo Murcia, giám sát nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Microbiology, khẳng định: "Loại virus lai này chưa từng được mô tả trước đây. Chúng tôi đang nói về các loại virus từ 2 họ hoàn toàn khác nhau kết hợp với nhau bằng bộ gen và các protein bên ngoàn. Nó là một loại virus gây bệnh mới".
Sau khi hình thành, virus lai này cũng có thể lây nhiễm sang các tế bào lân cận, ngay cả khi có kháng thể chống lại bệnh cúm ngăn chặn sự lây nhiễm. Mặc dù các kháng thể vẫn còn dính vào các protein cúm trên bề mặt của virus lai song virus này chỉ sử dụng các protein RSV lân cận để lây nhiễm các tế bào phổi.
"Bệnh cúm đang sử dụng các phần tử virus lai ghép như con ngựa thành Troy" - GS Murcia nói.
Ngoài việc giúp trốn tránh hệ miễn dịch, việc kết hợp sẽ giúp loại virus này tác động sâu rộng đến các tế bào phổi hơn. Trong khi cúm mùa lây nhiễm vào các tế bào ở mũi, họng và khí quản thì RSV có xu hướng thích các tế bào khí quản và phổi hơn.
Ngoài việc giúp trốn tránh hệ miễn dịch, việc kết hợp sẽ giúp loại virus này tác động sâu rộng đến các tế bào phổi hơn. Ảnh: P
TS Stephen Griffin, nhà virus học tại Trường ĐH Leeds (Anh), cho biết điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi nặng, được gọi là viêm phổi do virus, và đôi khi gây tử vong.
TS Griffin nhấn mạnh cần phải có thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh rằng virus lai có liên quan đến bệnh ở người. Ông nói: "RSV có xu hướng đi xuống phổi thấp hơn so với virus cúm mùa và bạn có nhiều khả năng mắc bệnh nặng hơn khi tình trạng lây nhiễm ngày càng cao".
"Chúng ta cần tránh bị nhiễm nhiều loại virus, bởi vì (sự lai tạp) này có khả năng xảy ra nhiều hơn nếu chúng ta không thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của mình" - GS Griffin khuyến cáo.
Đáng chú ý, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng các virus lai có thể lây nhiễm sang các lớp tế bào được nuôi cấy, cũng như các tế bào hô hấp riêng lẻ. GS Griffin cho biết: "Điều này rất quan trọng vì các tế bào bị dính chặt vào nhau, và các phần tử virus sẽ phải ra vào theo đúng cách" - GS Griffin nói.
Bước tiếp theo là xác nhận xem liệu virus lai có thể hình thành ở những bệnh nhân mắc bệnh đồng nhiễm hay không, và nếu có thì đó là những virus nào.
GS Murcia dự đoán: "Chúng tôi cần biết liệu điều này chỉ xảy ra với bệnh cúm và RSV, hay nó còn lan sang các tổ hợp virus khác. Tôi đoán là có. Và tôi cũng đặt giả thuyết rằng nó cũng xảy ra đối với động vật. Đây chỉ là bước khởi đầu cho một hành trình dài với những khám phá rất thú vị".
Theo Người lao động
-
Sức khỏe16 phút trướcChúng ta thường chi nhiều tiền để tìm kiếm cho mình những "đơn thuốc cho tuổi thọ" mà không biết rằng có những thực phẩm tốt cho sức khỏe lại nằm ngay trong căn bếp nhà mình.
-
Sức khỏe3 giờ trướcCồn ethoxylat trong chất tẩy rửa của máy rửa bát có thể phá hủy ruột. Khi lớp bảo vệ ruột bị hỏng, người dùng dễ mắc viêm dạ dày, tiểu đường, xơ gan, trầm cảm và Alzheimer.
-
Sức khỏe3 giờ trướcVừa ăn lòng luộc vừa nói chuyện, người đàn ông bị sặc, khó thở, da, môi, đầu chi tím tái phải đi cấp cứu gấp. Bác sĩ gắp ra đoạn lòng dài 25cm nằm giữa hai dây thanh quản.
-
Sức khỏe6 giờ trướcCác nhà khoa học vừa phát hiện ra cơ chế khiến virus sởi có thể gây ra một dạng rối loạn thần kinh hiếm gặp nhưng chết người, nhấn mạnh độ nguy hiểm của dịch bệnh được WHO cảnh báo có thể đe dọa nhân loại lần nữa trong năm nay.
-
Sức khỏe6 giờ trướcÁp dụng 3 điều lười biếng của thánh địa trường thọ sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn và kéo dài tuổi thọ.
-
Sức khỏe23 giờ trướcTrong ngày đầu tiên quay trở lại hoạt động sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, Bệnh viện Da liễu TP HCM đã tiếp nhận gần 3.000 trường hợp đến khám các bệnh lý về da…
-
Sức khỏe1 ngày trướcChloe bỏ qua các biểu hiện đầy bụng, khó nuốt cho đến khi cơn đau trở nên quá nặng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLoại củ này được người Nhật ưa chuộng trong các bữa ăn, như một cách để ngăn ngừa bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông ở tỉnh Quảng Nam vừa ăn lòng luộc, vừa nói chuyện dẫn đến sặc, khó thở, da tím tái.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTỏi có nhiều lợi ích cho sức khỏe và được khuyên dùng trong mùa đông, nhưng có một số người nên tránh ăn tỏi.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo PGS Zhu Yi, làm sao để có thể đạt được chế độ ăn uống cân bằng là chìa khóa quan trọng nhất để phòng bệnh ung thư.
-
Sức khỏe2 ngày trướcBệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận điều trị một trường hợp bệnh nhân nữ bị sốc đa chấn thương do tai nạn giao thông.
-
Sức khỏe2 ngày trướcMỗi dịp lễ, Tết chúng ta thường nấu nướng, tiệc tùng nhiều hơn nên có nhiều đồ ăn thừa. Nếu bảo quản không đúng cách sẽ rất dễ dẫn tới ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày ruột.
-
Sức khỏe2 ngày trướcBộ Y tế cho hay nước ta đang tạm dừng sử dụng Evusheld, loại thuốc dự phòng và điều trị Covid-19, để tiếp tục theo dõi, đảm bảo an toàn, hiệu quả.