Lo ngại trẻ dậy thì sớm, phụ nữ mãn kinh sớm

Việc trẻ dậy thì sớm cũng như việc phụ nữ mãn kinh sớm đang trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay.

Việc trẻ dậy thì sớm cũng như việc phụ nữ mãn kinh sớm đang trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Đây cũng là điều khiến nhiều người lo ngại. Do đó cần theo dõi, phát hiện kịp thời những dấu hiệu trẻ dậy thì sớm và phụ nữ mãn kinh sớm.

Dậy thì sớm ở trẻ

Dậy thì là giai đoạn phát triển quá độ về sinh lý từ thời kỳ nhi đồng sang thời kỳ thành niên. Thời gian bắt đầu dậy thì ở mỗi người khác nhau do yếu tố di truyền, sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng, khí hậu, độ cao so với mặt biển, điều kiện kinh tế, thói quen vệ sinh…

Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng dậy thì sớm

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố tác động đến tuổi dậy thì. Trẻ mắc bệnh béo phì cũng thường dậy thì sớm hơn so với trẻ cùng tuổi.

Dậy thì sớm do não thường gặp ở những trẻ được phát hiện có khối u trong não, hoặc bị dị tật bẩm sinh, từng bị não úng thủy, viêm não... Những trẻ dậy thì sớm do não thường bị kèm theo các triệu chứng như: đau đầu, co giật, thị lực giảm sút.

trẻ dậy thì sớm
Ngày càng nhiều trẻ em có hiện tượng dậy thì sớm (ảnh minh họa)

Do người mẹ trong thời gian cho con bú có uống thuốc tránh thai hay thuốc bổ chứa hoóc môn… Hoặc trong một số trường hợp hiếm là do bé gái dùng một lượng khá nhiều các chất dưỡng da của mẹ mà trong đó có hàm lượng nội tiết tố cao.

Ở những trẻ mắc chứng này, màu sắc của cơ quan sinh dục ngoài và núm vú thường sẫm hơn rõ rệt so với bình thường. Cá biệt ở một số bé gái 2-4 tuổi, có hiện tượng một hoặc cả hai đầu vú cùng nhú lên nhưng không phải dậy thì sớm mà là hiện tượng bầu vú phát triển sớm, không cần phải điều trị.

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng dậy thì sớm ở bé gái phải do các bác sỹ có chuyên môn khám và phát hiện. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều trường hợp bé gái dậy thì sớm mà không rõ nguyên nhân.

Làm gì khi nghi ngờ trẻ nhỏ dậy thì sớm?

Việc dậy thì sớm ở bé gái thường làm cho bản thân bé gái cảm thấy sợ hãi, bất an. Đặc biệt, trẻ dậy thì sớm chỉ phát triển bề ngoài về sinh lý nhưng tâm lý lại không phát triển sớm. Do đó có không ít trường hợp gặp phải sự quấy rối tình dục của những kẻ xấu trong xã hội và phải gánh chịu những hậu quả bất hạnh. Do vậy, trẻ dậy thì sớm cần có sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt từ phía cha mẹ. Các bậc cha mẹ cần giải thích cho con gái hiểu vì sao chúng lại phát triển sớm hơn chúng bạn và trang bị cho con những kiến thức cần thiết để ứng xử phù hợp với tình trạng này.

Mãn kinh sớm ở phụ nữ

Thông thường, phụ nữ ở độ tuổi 45- 50 hoạt động chế tiết của buồng trứng bắt đầu bị rối loạn, dẫn đến kinh nguyệt không đều, kéo dài hoặc dây dưa. Giai đoạn tiền mãn kinh có thể kéo dài 2- 5 năm. Vì thế, phụ nữ mãn kinh thật sự thường ở tuổi từ 50-55.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp phụ nữ chưa đến 40 tuổi nhưng buồng trứng không còn hoạt động nữa, được gọi là mãn kinh sớm. Tình trạng này thường xuất hiện ở những người hút thuốc lá, uống rượu, căng thẳng phiền muộn, chiếu tia xạ trị bệnh, bị rối loạn miễn dịch, đã được phẫu thuật cắt tử cung…

Mãn kinh và những hệ lụy về sức khỏe

Mãn kinh sớm cũng có thể do nhiễm trùng đường sinh sản vì không giữ vệ sinh "vùng kín" sạch sẽ, có quan hệ tình dục không an toàn, lây nhiễm bệnh tình dục, nhiễm virus herpes...

Một số trường hợp mãn kinh sớm không có dấu hiệu báo trước, vì dễ nhầm lẫn với stress từ công việc hoặc áp lực gia đình.

Khi bước vào thời kỳ mãn kinh, người phụ nữ sẽ gặp phải tập hợp các triệu chứng khó chịu, trong đó chủ yếu là sự rối loạn hệ thống thần kinh thực vật. Các biến đổi về nhan sắc, sinh lý, sức khỏe gồm rất nhiều thay đổi tiêu cực:

+ Về da và hình dáng: Da khô, nhám, nhăn nheo, giảm tính đàn hồi, mất độ nhuận bóng, xuất hiện nhiều nếp nhăn, nám rộng và nốt đồi mồi. Miệng loét, tóc khô hoặc rụng. Khó kiểm soát cân nặng, các vòng biến đổi gây ra thừa cân, béo phì.

+ Về kinh nguyệt: Rối loạn kinh nguyệt xảy ra ở khoảng 70% phụ nữ trước mãn kinh, biểu hiện là chu kỳ không ổn định, có khi thời gian kéo dài hoặc lượng kinh nguyệt không đều, có khi quá nhiều, giảm khả năng sinh sản. Khô âm đạo và giảm ham muốn tình dục.

+ Về thần kinh: Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, dễ kích động, sầu não, u uất, mất ngủ, không tập trung, căng thẳng, bất an, hay hoang mang.

Các nguy cơ sức khỏe sau mãn kinh mà người phụ nữ có thể gặp phải rất đáng lưu tâm đó là các bệnh lý về tim mạch và nguy cơ loãng xương cao.

Phụ nữ mãn kinh ở tuổi 30 có thể mắc bệnh loãng xương trước tuổi 40. Bệnh tim mạch cũng là mối đe dọa lớn, nhất là xơ vữa động mạch. Bệnh xuất hiện sau 30 tuổi, nếu không được chẩn đoán điều trị sẽ rất nguy hiểm khi xuất hiện biến chứng.

Khi có biểu hiện triệu chứng của mãn kinh thì chị em nên đi khám các cơ sở y tế chuyên khoa để có phương pháp điều trị phù hợp.

Đỗ Quyên (tổng hợp)/VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.