- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Loại củ đang vào mùa ở Việt Nam, nhiều người thích nhưng cực độc nếu ăn sai cách
Củ sắn là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nếu chế biến không đúng cách, củ sắn có thể gây ngộ độc với các triệu chứng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để chế biến củ sắn an toàn, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình?
Sắn có thể gây ngộ độc
Trong củ sắn có chứa một loại chất độc tự nhiên gọi là cyanogenic glycosides. Khi ăn phải, chất này sẽ chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN), gây ức chế hô hấp tế bào, dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong máu và các cơ quan.
Hàm lượng cyanogenic glycosides tập trung nhiều nhất ở vỏ sắn và hai đầu củ. Đặc biệt, sắn đắng chứa lượng độc tố cao hơn sắn ngọt. Triệu chứng ngộ độc sắn có thể xuất hiện sau vài phút đến vài giờ sau khi ăn, tùy thuộc vào lượng sắn ăn vào và mức độ chế biến.
Các triệu chứng ngộ độc sắn có thể xuất hiện sớm sau khi ăn sắn, bao gồm đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn nặng hơn với các triệu chứng như co giật, rối loạn ý thức, khó thở, tím tái. Nặng hơn có thể dẫn đến suy hô hấp, suy tim, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Sắn chế biến không đúng cách có thể gây ngộ độc. Ảnh: Istock
Cách chế biến củ sắn an toàn, hiệu quả
Nên chọn củ sắn tươi, không bị dập nát, sâu bệnh. Ưu tiên sắn ngọt, hạn chế sử dụng sắn đắng. Không mua sắn đã bóc vỏ sẵn, vì khi tiếp xúc với không khí, độc tố trong sắn sẽ tăng cao. Rửa sạch củ sắn dưới vòi nước để loại bỏ đất cát, dùng dao gọt sạch lớp vỏ sắn, đặc biệt là phần vỏ màu hồng hoặc tím. Sau đó cắt bỏ hai đầu củ sắn, nơi tập trung nhiều độc tố.
Đặc biệt, nên ngâm sắn trong nước sạch ít nhất 6 tiếng, tốt nhất là qua đêm và thay nước nhiều lần để loại bỏ độc tố trước khu chế biến. Có thể ngâm sắn với nước vo gạo, nước muối loãng hoặc nước chanh để tăng hiệu quả.
Mặc dù có những cách ăn sắn tươi, nhưng điều này không khuyến khích vì rất khó để đảm bảo an toàn thực phẩm. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi ăn sắn, bạn nên gọt vỏ kỹ càng và nấu chín bằng cách hấp, luộc hoặc các phương pháp nấu khác.
Lưu ý khi ăn sắn
Sắn lâu năm, sắn dẻo, sắn đắng và đọt sắn non chứa hàm lượng chất độc HCN cao, có thể gây ngộ độc nghiêm trọng nếu ăn phải. Để đảm bảo an toàn, bạn nên chọn những củ sắn tươi, chắc, không có vị đắng và chế biến kỹ trước khi ăn. Việc cắt lát và phơi khô sắn có thể giúp giảm lượng độc tố, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều, đặc biệt khi bụng đói.
Để an toàn hơn, khi ăn sắn, bạn có thể chấm với đường hoặc mật. Vị ngọt sẽ giúp giảm bớt cảm giác đắng và phần nào trung hòa chất độc. Tuy nhiên, nếu sắn quá đắng, tốt nhất nên bỏ đi vì có thể gây hại cho sức khỏe. Tuyệt đối không nên ăn sắn sống hoặc sắn chưa chín kỹ, không ăn sắn khi đói, không ăn quá nhiều sắn trong một lần. Trẻ em, phụ nữ mang thai và người già nên hạn chế ăn sắn.
Theo Báo điện tử VOV
-
Sức khỏe12 phút trướcLoại quả nhỏ bé này có vị cay nồng đặc trưng, không chỉ là gia vị quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam mà còn là một "thần dược" với nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ để tận dụng tối đa những lợi ích này.
-
Sức khỏe2 giờ trướcỚn lạnh và mệt mỏi kéo dài thường do trời trở lạnh nhưng cũng có nguy cơ liên quan tới ung thư.
-
Sức khỏe12 giờ trướcLuật Bảo hiểm y tế quy định một số trường hợp mắc bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng tuyến trên, khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.
-
Sức khỏe13 giờ trướcLiên quan đến vụ thông tin “dùng mỹ phẩm thoa da để tiêm vào mặt”, hôm nay nguồn tin cho biết, Bệnh viện Da liễu TP Cần Thơ đã báo cáo Sở Y tế.
-
Sức khỏe14 giờ trướcSau khi rắc bột kháng sinh vào vết trầy xước do tai nạn, nam thanh niên bị nhiễm trùng nặng, phải nhập viện cấp cứu.
-
Sức khỏe18 giờ trướcĐiều trị mất ngủ bằng thảo dược tự nhiên là giải pháp an toàn, lành tính được nhiều người lựa chọn, dưới đây là 8 bài thuốc điều trị mất ngủ từ cây thuốc dân gian.
-
Sức khỏe19 giờ trướcXuất hiện triệu chứng mệt mỏi, khó thở sau khoảng 6 tháng bị mèo cào vào chân, người phụ nữ ở Bà Rịa - Vũng Tàu được đưa vào bệnh viện cấp cứu, sau đó tử vong.
-
Sức khỏe21 giờ trướcChị M. bị sốt cao và mệt mỏi nhiều kéo dài 2 tuần. Các bác sĩ đã xác định nguyên nhân nguy kịch của nữ bệnh nhân từ vết đốt ở vùng nhạy cảm.
-
Sức khỏe21 giờ trướcSau khi ăn bánh mì tại một tiệm bán trên đường ở TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), hàng chục người xuất hiện triệu chứng nôn ói, đau bụng và được đưa vào bệnh viện cấp cứu nghi ngộ độc thực phẩm.
-
Sức khỏe23 giờ trướcKhi nói đến bệnh lý của huyết áp, mọi người thường nghĩ ngay đến bệnh cao huyết áp. Không nhiều người biết huyết áp thấp cũng nguy hiểm chẳng kém. Cùng với các biện pháp điều trị, liệu pháp ăn uống cũng giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác gia đình Nhật thường ăn cơm 2-3 bữa mỗi ngày nhưng tỷ lệ béo phì rất thấp so với những nước phát triển.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgày 26/11, BS Nguyễn Hoàng Duy, Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cho biết, tại đây vừa tiếp nhận một trường hợp sốc phản vệ, nguy kịch tính mạng do bị ong đốt.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐậu đen là thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng ăn được, dưới đây là những người không nên ăn đậu đen.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người vẫn thường kết hợp táo đỏ, kỷ tử, long nhãn làm thức uống hàng ngày, vậy uống nước táo đỏ, kỷ tử, long nhãn mỗi ngày có tốt?