Loại đậu được coi là "thịt không xương", giàu đạm nhưng lại không làm tăng cholesterol, chứa chất béo tốt

Những người theo chế độ ăn chay thường dùng đậu nành để thay thế thịt vì chúng giàu đạm cũng như các chất dinh dưỡng khác.

Nếu bạn đang tìm kiếm loại protein có nguồn gốc thực vật tốt nhất thì protein đậu nành sẽ là lựa chọn phù hợp đối với bạn. Đặc biệt, loại đậu này có thể làm giảm nguy cơ ung thư và hạ mức cholesterol, tốt cho sức khoẻ tim mạch - những tình trạng mà ăn quá nhiều thịt có thể làm tăng nguy cơ mắc phải.

Theo Healthline, trong 100g đậu nành luộc có chứa:

- Lượng calo: 172

- Nước: 63%

- Chất đạm: 18,2 gam

- Carb: 8,4 gam

- Đường: 3 gam

- Chất xơ: 6 gam

- Chất béo: 8,34 gam

+ Chất béo bão hòa: 1,3 gam

+ Chất béo không bão hòa đơn: 1,98 gam

+ Chất béo không bão hòa đa: 5,06 gam

Đặc biệt, đậu nành cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau như molypden, vitamin K1 và B1, folate, đồng, mangan, phốt pho. Đậu nành cũng rất giàu các hợp chất thực vật tốt cho sức khoẻ như isoflavone, axit phytic, saponin.

Loại đậu được coi là thịt không xương, giàu đạm nhưng lại không làm tăng cholesterol, chứa chất béo tốt-1
Đậu nành giàu đạm và không làm tăng cholesterol (Ảnh minh hoạ)

Lợi ích của đậu nành đối với sức khoẻ

1. Giảm nguy cơ ung thư

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra, hạt đậu nành bao gồm một nhóm chất chống oxy hóa riêng biệt được gọi là isoflavone - cụ thể là Genistein và daidzein, có khả năng chống ung thư mạnh.

Genistein được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn các khối u ác tính ở tuyến tiền liệt và vú. Chất này có thể ức chế sự phát triển của tế bào bằng cách giảm sự hình thành mạch và di căn.

Daidzein giúp giảm bớt các triệu chứng mãn kinh và ức chế sự lây lan của ung thư thông qua điều hòa gen.

Ngoài ra, anthocyanin là một loại chất chống oxy hóa khác được tìm thấy trong đậu nành có tác dụng bảo vệ đường tiêu hoá, ức chế sự hình thành ung thư đường ruột.

2. Tốt cho người bị tiểu đường

Tiêu thụ hạt đậu nành thường xuyên có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do hàm lượng chất xơ và protein cao cũng như chỉ số đường huyết thấp.

Hơn nữa, protein trong hạt đậu nành giúp tránh việc giảm hoặc tăng lượng đường trong máu quá mức, điều này thật "tuyệt vời" với những ai đang bị tiểu đường.

3. Giảm mức cholesterol

Sử dụng thường xuyên các sản phẩm từ đậu nành giúp giảm mức cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL hay cholesterol có hại). Loại đậu này cũng có tác dụng tốt đối với lipid máu chẳng hạn như chất béo trung tính.

Daidzein và genistein là hai thành phần trong hạt đậu nành có thể làm giảm mức cholesterol.

Khi mức cholesterol được kiểm soát có thể phòng ngừa được các bệnh tim mạch nguy hiểm như đau tim hoặc đột quỵ.

Loại đậu được coi là thịt không xương, giàu đạm nhưng lại không làm tăng cholesterol, chứa chất béo tốt-2
Đậu nành giúp giảm mức cholesterol có hại "LDL" (Ảnh minh hoạ)

4. Tốt cho tim mạch

Như đã đề cập, hạt đậu nành có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách giảm mức cholesterol. Đặc biệt hơn, đậu nành bao gồm chất xơ, protein và axit alpha-linolenic, có thể giúp trái tim bạn khỏe mạnh.

Hơn nữa, isoflavone có trong hạt đậu nành hoạt động như chất chống oxy hóa trong cơ thể bạn và bắt chước estrogen. Isoflavone có trong hạt đậu nành giúp giảm chứng xơ vữa động mạch, một yếu tố nguy cơ chính gây ra cơn đau tim và đột quỵ.

Có nghiên cứu còn cho thấy sử dụng 25 gram protein từ hạt đậu nành hàng ngày sẽ làm giảm huyết áp tâm thu và tâm trương ở người bị huyết áp cao. Đậu nành có tác dụng này là do có chứa kali và magie.

5. Tốt cho xương

Isoflavone trong đậu nành có thể giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương.

Genistein và các isoflavone khác có trong hạt đậu nành đã được chứng minh trong các nghiên cứu giúp tăng mật độ khoáng xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Điều này rất có thể là do chúng hỗ trợ điều chỉnh các vấn đề ở xương trong cơ thể bạn.

6. Giảm các dấu hiệu mãn kinh

Đậu nành có chứa isoflavone, chất bắt chước estrogen nên có thể làm giảm các triệu chứng mãn kinh như thay đổi tâm trạng, bốc hoả, đổ mồ hôi,...

Lưu ý khi bổ sung đậu nành

Mặc dù đậu nành có một số lợi ích cho sức khỏe nhưng một số trường hợp sau nên hạn chế hoặc tránh ăn đậu nành:

- Người có tuyến giáp hoạt động kém

Ăn nhiều sản phẩm từ đậu nành có thể ức chế chức năng tuyến giáp ở một số người và góp phần gây ra bệnh suy giáp - một tình trạng đặc trưng bởi việc sản xuất hormone tuyến giáp thấp.

Các nghiên cứu trên động vật và con người chỉ ra rằng isoflavone có trong đậu nành có thể ngăn chặn sự hình thành hormone tuyến giáp.

Do vậy, nếu tuyến giáp của bạn hoạt động kém, bạn nên hạn chế ăn loại đậu này.

- Rối loạn tiêu hoá

Đậu nành chứa chất xơ không hòa tan, có thể gây đầy hơi và tiêu chảy ở những người nhạy cảm. Mặc dù không có hại cho sức khỏe nhưng những tác dụng phụ này có thể gây khó chịu cho bạn.

Đặc biệt, đậu nành cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Vì vậy, những người gặp tình trạng rối loạn tiêu hoá này nên hạn chế ăn đậu nành.

- Dị ứng với các loại đậu

Dị ứng đậu nành được gây ra bởi protein đậu nành - glycinin và conglycinin. Mặc dù đậu nành là một trong những thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất nhưng dị ứng đậu nành tương đối hiếm gặp ở cả trẻ em và người lớn.

Các triệu chứng dị ứng với đậu nành như nổi mề đay, ngứa. Cảm giác ngứa ran trong miệng. Sưng môi, mặt, lưỡi, cổ họng hoặc các bộ phận khác của cơ thể.

Các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng hơn như thở khò khè, sổ mũi hoặc khó thở. Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn. Chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu.

Nhận thấy bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào thì bạn cũng cần đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị, xử lý kịp thời.

Nguồn: Healthline, Medicinenet


Theo Đời sống pháp luật

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/loai-au-uoc-coi-la-thit-khong-xuong-giau-am-nhung-lai-khong-lam-tang-cholesterol-chua-chat-beo-tot-a424118.html

thực phẩm tốt cho sức khỏe


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.