Loại quả làm đẹp bàn thờ ngày Tết và là vị thuốc quý

Quả phật thủ thường được bày bàn thờ, không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn có nhiều tác dụng phòng chữa bệnh.

Theo nhà khoa học, lương y Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), phật thủ có tên khoa học là Citrus medica var, giống cây ăn quả thuộc chi cam chanh.

Tên gọi của loài cây này xuất phát từ hình dáng chia nhánh trông như bàn tay phật. Phật thủ là giống cây bản địa của Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng khá phổ biến ở Việt Nam.

Cây phật thủ là loại cây thân gỗ nhỏ, cao từ 2 đến 2,5m, ra hoa kết quả quanh năm. Loại quả này thường có mặt trong mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt ở cả ba miền.

Phật thủ có nhiều cánh múi chụm lên như 10 ngón tay nên dân gian gọi là tay phật với cầu mong được trời phật ban phúc lộc. Phật thủ được đặt ở vị trí trang trọng nhất trên mâm ngũ quả ngày Tết.

“Ngoài ý nghĩa tâm linh, phật thủ còn có nhiều tác dụng phòng chữa bệnh”, lương y Bùi Đắc Sáng thông tin.

Theo Đông y, phật thủ vị cay, chua và đắng, tính ấm; vào can vị phế. Có tác dụng lý khí hóa đàm, thư can hòa vị chỉ thống. Phật thủ dùng cho các trường hợp đau tức vùng liên sườn, vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, ho, hen phế quản nhiều đờm, khó thở. Liều dùng 2-10g quả khô, dưới dạng nấu, hãm uống.

Lương y Bùi Đắc Sáng cũng tư vấn các món ăn, bài thuốc có phật thủ:

1. Chữa ho đờm, viêm khí quản mạn tính: Phật thủ 6g, bán hạ chế 6g dùng sắc uống trong ngày.

2. Chữa đầy bụng, biếng ăn, nôn mửa: Phật thủ 3-10g, sắc uống hoặc ngâm rượu.

3. Rượu phật thủ: Phật thủ 30g, rượu trắng 500ml, ngâm trong 7-10 ngày. Chúng ta uống không quá 40-50ml/lần, dùng cho các trường hợp rối loạn tâm thần ý thức (trầm cảm ức chế…).

4. Sirô phật thủ: Phật thủ 15g rửa sạch thái nhỏ, đường trắng lượng thích hợp cho vào trong bình trà, đổ nước sôi hãm uống thay trà. Thức uống này dùng cho các bệnh nhân đau quặn bụng do đầy hơi trướng bụng.

Loại quả làm đẹp bàn thờ ngày Tết và là vị thuốc quý-1

5. Cháo phật thủ: Nguyên liệu phật thủ 10-15g, gạo tẻ 60-80g. Nấu phật thủ lấy nước bỏ bã, nấu với gạo tẻ, khi cháo được cho thêm đường trắng khuấy đều, đun sôi. Cháo phật thủ dùng cho các trường hợp sốt ho, đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi.

6. Chè phật thủ: Phật thủ 10g rửa sạch, thái nhỏ, cho nước sôi hãm uống thay nước chè ngày/lần. Loại chè này dùng cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, co thắt tâm vị, đầy ợ hơi, buồn nôn, nôn ói.

7. Chè phật thủ cốc tinh thảo: Phật thủ 60g, cốc tinh thảo 15g, chè 3g. Phật thủ, cốc tinh cùng nấu lấy nước, khi đã gần đặc gạn lấy nước vào ấm đã cho chè sẵn. Chúng ta uống ngày 1 ấm, đợt dùng 5-7 ngày, dành cho các bệnh nhân viêm thị thần kinh, thị lực giảm.

8. Ruột lợn hầm phật thủ: Ruột non lợn 1 đoạn, phật thủ 15-30g. Ruột lợn làm sạch thái đoạn, nấu với phật thủ, thêm gia vị thích hợp ăn. Món này dùng cho phụ nữ bị huyết trắng khí hư, tuần dùng 2-3 lần, dùng liền trong 2-3 tuần.

“Phật thủ có nhiều tác dụng nhưng lưu ý người âm hư hỏa vượng (người âm hư thường có các chứng như ngủ có mồ hôi trộm, người gầy, sắc mặt sạm đen…) cần thận trọng khi dùng Phật thủ”, lương y Bùi Đắc Sáng cho biết.

Theo VietNamNet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/qua-phat-thu-vua-lam-dep-ban-tho-ngay-tet-nguyen-dan-vua-la-vi-thuoc-quy-2101144.html

phật thủ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.