- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Loại rau như "nhân sâm của người nghèo", mọc đầy đường nhưng hiếm ai ăn
Loại rau này thường mọc hoang ở các bãi đất trống, ven đường, bờ ruộng, vườn nhà. Cây phát triển mạnh vào mùa hè, khi nhiệt độ và độ ẩm cao.
Rau sam là loại cây thân thảo, mọng nước, thân có màu xanh nhạt hoặc hơi đỏ, thường bò lan sát mặt đất. Thân cây phân nhánh nhiều, dài khoảng 10-30 cm. Lá có màu xanh đậm, không có cuống hoặc cuống rất ngắn.
Rau sam phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, rau sam thường mọc hoang ở các bãi đất trống, ven đường, bờ ruộng, vườn nhà. Cây rau sam thích nghi tốt với nhiều loại đất, chịu hạn tốt nhưng không chịu úng. Cây phát triển mạnh vào mùa hè, khi nhiệt độ và độ ẩm cao.
Trước kia, rau sam được coi là rau dại, rau cứu đói ở các mùa hiếm rau. Tuy nhiên, ngày nay, các thực phẩm rau xanh nhiều nên loài rau này không được để ý đến. Thực tế, rau sam chứa nhiều chất quý, tốt cho sức khỏe.
Theo VietNamNet, nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy rau sam có nhiều hoạt tính sinh học như Flavonoid, Coumarin, Monnoterrpene Glycoside, hợp chất Phennolic. Trong rau sam còn chứa nhiều axit béo như omega-3, vitamin, khoáng chất và một số hợp chất tốt cho sức khỏe.
Flavonoid là thành phần nhiều nhất ở rau sam tập trung ở lá và thân cây. Đây là một chất có tính chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Các nghiên cứu hiện đại đều chỉ ra rằng Flavonoid có tác dụng phòng chống ung thư, bảo vệ hệ tim mạch, thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động chống lại nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt đối với các đối tượng bị suy giảm miễn dịch. Flavonoid còn tốt cho phụ nữ giai đoạn mãn kinh, giảm hiện tượng bốc hỏa, khó chịu cho họ.
Rau sam còn sở hữu một số khoáng chất tốt như phốt pho, sắt, mangan, canxi, đồng… trong rễ, thân, lá. Lá của rau sam còn giàu selen, magiê, vitamin A, vitamin C.
Nguồn chất béo thực vật từ rau sam giàu omega-3 không chứa cholesterol. Các axit béo phân lập từ rau sam đã được chứng minh tốt cho sức khỏe của hệ tim mạch.
Ngoài ra, trong thành phần của rau sam còn chứa Protulaca oleracea làm giảm trọng lượng cơ thể, axit béo tự do trong máu và tăng insulin máu, tăng độ nhạy của insulin và cải thiện sự suy giảm dung nạp glucose và chuyển hóa lipid trên chuột mắc bệnh đái tháo đường. Các nghiên cứu trên chuột cho thấy nó có thể là triển vọng trong điều trị đái tháo đường. Vì vậy, rau sam được coi là thực phẩm tốt cho người bệnh bị này.
Trong khi đó, chia sẻ với báo Tuổi Trẻ, lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, cho biết rau sam có vị hơi chua rất đặc trưng nên thường dùng trong các bài thuốc điều trị đường tiêu hóa.
Nếu như ở Việt Nam rau sam là loại rau dại chẳng được mấy người chú ý tới, thì tại nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp, Hà Lan... đều dùng làm thuốc và rau ăn.
Người Hà Lan dùng rau sam làm dưa chua, người Pháp dùng rau sam trong rất nhiều món ăn, người Mỹ dùng rau sam trộn giấm.
Nghiên cứu tại Đài Loan (Trung Quốc) cho thấy trong rau sam có chứa nhiều axit hữu cơ, kali nitrat và các muối kali khác. Trong rau sam có nhiều muối kali oxalat, một số chất giúp thông tiểu nên có tác dụng giải độc. Người dân Đài Loan dùng rau sam để làm thuốc chữa bệnh cước thủy thũng, tiểu tiện khó khăn. Y thư cổ của Trung Quốc còn ghi chép lại nhiều tác dụng dược lý của rau sam như làm co nhỏ mạch máu, ức chế sự phát triển của trùng lỵ.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, trong y học cổ truyền rau sam có vị chua, tính lạnh, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu sưng, sát trùng… Dùng rau sam để chữa lở ngứa hắc lào, kiết lỵ, phụ nữ bạch đới, giun sán, tiểu buốt.
Theo các tài liệu y học cổ truyền, liều dùng rau sam thường từ 50-100 g rau tươi mỗi ngày. Nếu dùng dưới dạng sắc thuốc, có thể dùng 15-30 g rau khô.
Cách chế biến:
- Dạng nước sắc: Lấy rau sam rửa sạch, đun sôi với nước trong khoảng 15-20 phút, sau đó lọc bỏ bã, uống nước.
- Dạng đắp ngoài da: Rau sam tươi giã nát hoặc nấu nước, dùng để rửa hoặc đắp lên vùng da bị bệnh.
- Dùng làm thực phẩm: Rau sam có thể được chế biến thành các món ăn như xào, nấu canh, làm nộm.
TS-BS Bùi Phạm Minh Mẫn, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3 chia sẻ trên báo Thanh Niên, dù rau sam rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi dùng cũng cần lưu ý những điều sau:
- Không dùng cho người có tỳ vị hư hàn: Vì rau sam có tính hàn, những người tỳ vị hư hàn, hay bị tiêu chảy không nên dùng.
- Phụ nữ có thai nên thận trọng: Rau sam có thể gây co bóp tử cung, do đó, phụ nữ có thai nên hạn chế hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Không dùng quá liều: Dùng quá nhiều rau sam có thể gây lạnh bụng, dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy.
Theo Người đưa tin
-
Sức khỏe3 giờ trướcNgười đàn ông 37 tuổi bị ngừng tim 7 phút sau khi tập gym. May mắn, sau 3 lần được các bác sĩ thực hiện sốc điện, tim của anh đã đập trở lại.
-
Sức khỏe5 giờ trướcBác sĩ nghi ngờ cơn đau lưng của anh đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim nhưng anh vẫn từ chối điều trị và không muốn kiểm tra thêm.
-
Sức khỏe9 giờ trướcSau khi sốt cao 3 ngày, chị L. rơi vào suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn. Các bác sĩ phải can thiệp bằng ECMO để cứu người bệnh.
-
Sức khỏe9 giờ trướcSỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp, có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu.
-
Sức khỏe9 giờ trướcThịt bò là thực phẩm ngon, giàu dinh dưỡng nên được nhiều người yêu thích, nhưng không phải ai cũng có thể ăn được thịt bò.
-
Sức khỏe10 giờ trướcNước chanh là thức uống phổ biến được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và những lợi ích sức khỏe tiềm năng. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, nước chanh có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí "hạ độc" cơ thể.
-
Sức khỏe12 giờ trướcNgoài các sản phẩm từ sữa cung cấp canxi chính, một số quả loại dưới đây cũng chứa nhiều khoáng chất này, giúp xương phát triển.
-
Sức khỏe13 giờ trướcKhông chỉ chuối chín mà chuối xanh cũng được nhiều người ưa chuộng, vậy chuối xanh có tác dụng gì?
-
Sức khỏe14 giờ trướcHạt kê, loại ngũ cốc nhỏ bé, không chỉ mang đến hương vị thơm ngon mà còn ẩn chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào với nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Dưới đây là những lợi ích bất ngờ của hạt kê không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe14 giờ trướcĐồ ăn nhẹ giàu protein, ít calo, là lựa chọn hoàn hảo với những người thực hành ăn kiêng. Bởi chúng giàu protein giúp bạn no lâu, kiểm soát cân nặng hiệu quả.
-
Sức khỏe15 giờ trướcNhân sâm từ lâu đã được xem là "thần dược" quý hiếm với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, có những đối tượng tuyệt đối không nên dùng loại dược liệu này, nếu không sẽ gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm, thậm chí là "rước họa vào thân".
-
Sức khỏe15 giờ trướcHo bị đau hông bên phải là tình trạng phổ biến, đây có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng như căng cơ, thoát vị...
-
Sức khỏe16 giờ trướcNgủ trưa có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, vậy cần ngủ trưa bao nhiêu phút để đủ tỉnh táo tiếp tục lao động và học tập?
-
Sức khỏe17 giờ trướcNước chè xanh (trà xanh) là thức uống tốt cho sức khoẻ được nhiều người yêu thích, vậy uống 1 tách chè xanh sau bữa ăn có tác dụng gì?