- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Loại thuốc có thể khiến nCoV tấn công cơ thể mạnh hơn
Việc sử dụng thuốc kháng viêm chứa corticoid không đúng thời điểm có thể khiến bệnh nhân đối mặt nguy cơ diễn biến nặng cao hơn.
Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội tính đến hết ngày 8/1, thành phố đang có tổng cộng 33.831 trường hợp mắc Covid-19 được theo dõi và điều trị tại nhà (chiếm khoảng 77% tổng F0 đang được điều trị tại Hà Nội). Con số này hiện cũng rất cao ở TP.HCM hay các tỉnh, thành phố khác trên cả nước.
Việc điều trị F0 tại nhà mang lại nhiều lợi ích lớn như tránh tình trạng quá tải hệ thống y tế, duy trì tâm lý thoải mái cho người dân sau khi nhiễm SARS-CoV-2. Tuy nhiên, một trong những lo ngại lớn nhất của giải pháp này là nhiều người dân tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của nhân viên y tế, đặc biệt là thuốc kháng viêm.
Không dùng khi chỉ số SpO2 từ 95% trở lên
Chia sẻ với Zing, chị V.T.L. (Hà Nội) cho biết đã nhận kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 ngày 3/1 vừa qua.
“Sau khi mắc bệnh, tôi xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, tắc mũi và ho. Tôi ho khá nhiều. Được một người quen giới thiệu, tôi đã tìm mua thuốc kháng viêm để sử dụng trong khoảng 3-4 ngày sau đó”, chị L. nói.
Tương tự chị L, chị H.V.N. (Hà Nội) chia sẻ sau khi nhiễm nCoV đã mua và sử dụng hết một chu kỳ thuốc kháng viêm. Tuy nhiên, chị N. không hề biết về những tác dụng phụ loại thuốc này mang lại.
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy Cao áp Việt - Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc phòng, cho biết các loại thuốc kháng viêm chứa corticoid rất hiệu quả trong việc chống lại cơn bão Cytokine - hiện tượng hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với tác nhân bên ngoài (như virus), tấn công chính phổi của nạn nhân và khiến cơ quan này ngừng cấp oxy.
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy Cao áp Việt - Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc phòng. Ảnh: NVCC.
“Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ nên dùng trong trường hợp chỉ số SpO2 của bệnh nhân đã xuống dưới mức 95%. Việc dùng thuốc kháng viêm chứa corticoid quá sớm sẽ mang đến nguy hại rất lớn”, bác sĩ Hoàng khẳng định.
Cụ thể, trong 7 ngày đầu tiên, khi virus đang nhân lên, corticoid sẽ làm hệ miễn dịch của bệnh nhân suy giảm. Từ đây, SARS-CoV-2 sẽ dễ sinh sôi và khiến diễn biến bệnh nặng hơn.
Bác sĩ Hoàng nói thêm: “Corticoid khiến cơ thể dễ nhiễm vi khuẩn và nấm hơn, đặc biệt ở người có bệnh nền, sức đề kháng kém”.
Liên quan chỉ số SpO2, bác sĩ này cũng lưu ý trong khoảng ngày thứ 7-10, nồng độ oxy trong máu của bệnh nhân Covid-19 có thể tụt đột ngột từ 97-98% về 60-70%. Do đó, nếu không cảnh giác, các F0 hoàn toàn có nguy cơ không qua khỏi chỉ sau 12 giờ.
“Đây cũng lý do tôi luôn khuyên các F0 đang theo dõi, điều trị tại nhà thường xuyên kẹp SpO2, thậm chí vài chục lần mỗi ngày”, bác sĩ Hoàng khuyến cáo.
Liên hệ với bác sĩ trước khi sử dụng
Tiến sĩ, bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, khẳng định để sử dụng thuốc kháng viêm, việc đánh giá chính xác tình trạng bệnh là rất quan trọng.
Cụ thể, với thuốc kháng viêm chứa thành phần corticoid, bác sĩ Hùng cho hay nếu sử dụng quá sớm, ở thời điểm ban đầu trong diễn biến bệnh, loại thuốc này có thể làm tăng thời gian thanh thải virus. Điều này đồng nghĩa với việc SARS-CoV-2 sẽ có điều kiện để tồn tại trong cơ thể bệnh nhân lâu hơn.
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nói thêm: “Việc sử dụng thuốc chứa corticoid quá sớm sẽ mang đến nguy cơ ức chế miễn dịch ở người bệnh. Bên cạnh khiến virus đào thải chậm hơn, nCoV sẽ có khả năng bùng phát trong cơ thể F0 và dẫn đến tình trạng nặng”.
Theo bác sĩ Phúc, nhiều người dân khi mắc bệnh sẽ xuất hiện tâm lý lo lắng, sợ hãi trước các triệu chứng của Covid-19. Lúc này, họ có thể nghĩ rằng uống trước thuốc sẽ phòng tránh được triệu chứng nên đã sử dụng khi chưa có chỉ định từ nhân viên y tế.
Một bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng được ê-kíp tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cấp cứu. Ảnh: Thạch Thảo.
Bác sĩ Phúc chia sẻ thời gian qua cũng gặp rất nhiều trường hợp tương tự đến từ nhiều địa phương khác nhau. Một số người dân lo lắng nên đã tự ý mua thuốc sau khi nghe theo các thông tin trên Internet hay lời khuyên từ những bác sĩ không chuyên.
Ông cho biết phác đồ điều trị của Bộ Y tế cũng đã khuyến cáo rõ các loại thuốc kháng viêm chỉ sử dụng khi bệnh nhân Covid-19 có tổn thương phổi và rơi vào tình trạng suy hô hấp.
“Các loại thuốc này không thể sử dụng một cách thường xuyên. Ngoài ra, một khi đã phải sử dụng thuốc kháng viêm, bệnh nhân sẽ được yêu cầu nhập viện để điều trị”, bác sĩ Phúc nhấn mạnh.
Do đó, theo vị chuyên gia này, trong quá trình theo dõi sức khỏe, người dân nếu phát hiện các triệu chứng bất thường và muốn sử dụng thuốc kháng viêm cần liên hệ với bác sĩ trước để được đánh giá chính xác tình trạng bệnh, từ đó nhận chỉ định đúng.
Ngoài ra, trong trường hợp buộc phải sử dụng các loại thuốc trên, nhân viên y tế sau khi tư vấn sẽ lên kế hoạch cho bệnh nhân nhập viện.
Theo Zing
-
Sức khỏe41 phút trướcBộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc gửi 9 Bộ về việc tăng cường tiêm vaccine COVID-19 cho quân nhân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
-
Sức khỏe6 giờ trướcNgười sốt xuất huyết nên tắm bằng nước ấm vì nếu dùng nước lạnh để tắm gội sẽ làm mạch ngoài da co lại, mạch nội tạng giãn ra, dẫn đến nguy cơ tử vong.
-
Sức khỏe10 giờ trướcMột số trường hợp mắc sốt xuất huyết sau khi đi du lịch, đi công tác, đi thăm người thân hoặc di chuyển từ các tỉnh phía Nam ra Bắc nhưng do chủ quan nên không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
-
Sức khỏe13 giờ trướcUống bia mùa hè để giải khát là thói quen của đa số người Việt, đặc biệt là nam giới. Tuy nhiên ít ai biết uống quá nhiều bia hơi có thể mang tới cho cơ thể nhiều bệnh cực nguy hiểm.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo các chuyên gia, thường xuyên sử dụng những thực phẩm không đảm bảo an toàn trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư đường ruột.
-
Đại dịch COVID-19 tại Việt NamSức khỏe1 ngày trướcTheo lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, thành phố đã ghi nhận 3 người nhiễm biến chủng BA.5, đây là biến chủng phụ của Omicron, có khả năng lây nhiễm cao hơn các biến chủng trước đó.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác nhà khoa học cho rằng có thể chữa khỏi ung thư tuyến tụy dựa trên liệu pháp mang tên gremlin.
-
Đại dịch COVID-19 tại Việt NamSức khỏe1 ngày trướcGS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Như thông tin của WHO biến thể phụ BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn biến thể BA.1, BA.2 từ 10-13%. Hai biến thể này có thể thoát miễn dịch, nghĩa là những người đã mắc BA.1, BA.2 vẫn có thể mắc lại BA.4, BA.5
-
Sức khỏe1 ngày trướcVào đúng giai đoạn chính vụ, ai đang có vấn đề về gan nhiễm mỡ, mỡ máu, đường huyết cao hay đơn giản là muốn giảm cân nhanh đều nên tận dụng loại lá này.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhân trần là vị thuốc đông y được sử dụng từ lâu đời với nhiều tác dụng nhưng nhân trần tính mát nên có nhiều trường hợp cần lưu ý khi sử dụng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐể không làm tăng nguy cơ nhồi máu não, bạn nên tránh ăn thường xuyên những loại thực phẩm sau đây.
-
Sức khỏe1 ngày trướcDưới đây là 9 loại nước ép ngọt mát, bổ dưỡng giúp bạn khỏe mạnh, da căng mịn bất chấp ánh nắng mùa hè.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐây đều là những vật dụng quen thuộc trong nhà bếp nhưng ít ai biết chúng chứa đầy vi khuẩn. Tất cả đến từ việc chủ quan vệ sinh thường xuyên của mỗi người.
-
Sức khỏe1 ngày trướcDấu hiệu để phát hiện ung thư thực ra không đến từ những thứ xa xôi mà xuất phát từ chính 2 hành động quan trọng nhất trong ngày đó là ăn cơm, uống nước.