- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Loại ung thư khiến người bệnh không thể ăn uống, hơi thở có mùi nồng nặc
Ung thư lưỡi có những yếu tố nguy cơ quen thuộc như uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, vệ sinh răng miệng kém. Ở giai đoạn cuối, tỷ lệ sống của bệnh nhân sau 2 năm chỉ khoảng 40%.
Nằm trên giường bệnh, bà P.T.H (54 tuổi, Khánh Hòa) dù tỉnh táo nhưng chư thể nói được vì mới trải qua ca phẫu thuật đặc biệt: cắt khối ung thư lưỡi và tái tạo lưỡi.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Khôi, Trưởng khoa Ngoại Đầu cổ hàm mặt, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, bà H. nhập viện với chẩn đoán ung thư lưỡi giai đoạn cuối, được hóa trị 3 đợt rồi bước vào ca phẫu thuật. Đây là trường hợp rất khó điều trị vì hạch lớn dính vào động mạch cảnh.
Sau khi nạo hạch hai bên, cắt khối bướu, bác sĩ đã lấy cơ và da ở ngực để tái tạo cho bà H. một chiếc lưỡi mới. Ê-kíp mất hơn 7 giờ để hoàn thành ca phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ phải tiếp tục tập luyện để nói và nuốt một cách bình thường nhất.
Tuy nhiên, ngày tháng bà H. sống với những cơn đau, ăn cháo bằng ống hút và mùi hôi trong miệng cũng đã tạm kết thúc.
“Chưa nói đến chuyện kéo dài sự sống nhưng phẫu thuật và tái tạo lưỡi cho người bệnh ung thư lưỡi giúp họ hết đau đớn. Nhiều người nói với tôi dù chết họ cũng muốn phẫu thuật”, bác sĩ Khôi nói. Hiện nay, tỷ lệ thành công của kỹ thuật này là 96,7%.
Bác sĩ Nguyễn Anh Khôi đang kiểm tra tình trạng của bà H. sau ca phẫu thuật. Ảnh: GL.
Đáng chú ý, bác sĩ Khôi cho hay thời gian qua ông tiếp nhận nhiều ca ung thư lưỡi trẻ tuổi, thậm chí thuộc thế hệ “Gen Z”. Nếu như khoảng 10 năm trước, bệnh nhân ung thư lưỡi chủ yếu ở nhóm 50-60 tuổi, hiện nay, bệnh nhân dưới 40 tuổi khá nhiều.
Hầu như mỗi tháng, bác sĩ đều tiếp nhận trường hợp ung thư lưỡi dưới 30 và 20 tuổi. Tuổi càng trẻ, tiên lượng lại càng xấu, bệnh diễn tiến rất nhanh và nguy cơ tái phát cao hơn.
Ví dụ, bệnh nhân L. (20 tuổi, Đồng Tháp) phát hiện ung thư lưỡi giai đoạn 2 vào tháng 4/2022. Bệnh nhân được phẫu thuật và lấy da đùi tái tạo lưỡi, sau đó xạ trị 22 tia, hóa trị 4 đợt. Tuy nhiên, chỉ sau vài tháng, bệnh diễn tiến nặng nề, lưỡi bị hoại tử toàn bộ. Anh L. không thể ăn uống, nói chuyện và phụ thuộc vào chăm sóc giảm nhẹ.
“Cần có những nghiên cứu dịch tễ học để có thể kết luận về xu hướng trẻ hóa của ung thư lưỡi. Tuy nhiên, một thống kê về loại ung thư này ở nước châu Âu từ năm 1975-2025 cho thấy sau 30 năm, số lượng bệnh nhân trẻ tăng gấp 6 lần. Việt Nam khó tránh khỏi quy luật này”, ông nói.
Theo bác sĩ Khôi, nhiều trường hợp ung thư lưỡi phát hiện muộn do người bệnh chủ quan, nghĩ rằng sức khỏe tốt nên không đi khám khi có dấu hiệu nghi ngờ. Ngoài ra, triệu chứng ung thư lưỡi dễ gây nhầm lẫn với viêm loét lưỡi thông thường nên ở tuyến dưới, người bệnh có thể bị bỏ sót.
Ung thư lưỡi không phổ biến nhưng khiến người bệnh khổ sở và thường điều trị trễ, cơ hội sống và chất lượng sống của bệnh nhân đều giảm sút nghiêm trọng. Ở giai đoạn cuối, tỷ lệ sống còn sau 2 năm chỉ khoảng 40%. Riêng tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, mỗi năm, cơ sở chuyên khoa này tiếp nhận từ 150-200 trường hợp ung thư lưỡi, 70% trong đó ở giai đoạn muộn.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Ngọc Tường Linh, Khoa Tai mũi họng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết ung thư lưỡi là tình trạng tế bào tăng sinh một cách bất thường thành tế bào ung thư. Bệnh có nhiều tác nhân như sử dụng thuốc lá, rượu bia, vệ sinh răng miệng kém...
"Đa số bệnh nhân có tình trạng sùi hoặc loét ở bề mặt lưỡi. Các nốt loét và sùi này không biến mất theo thời gian mà kéo dài. Nếu sau 2 tuần, vết loét không tự phục hồi, người bệnh nên đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám", bác sĩ Tường Linh nói.
Theo VietNamNet
-
Sức khỏe2 giờ trướcTheo các bác sĩ, nguyên nhân chủ yếu gây liệt mặt ngoại biên là do lạnh, bởi dây thần kinh số 7 ngoại biên nằm sát với bề mặt da nên rất nhạy cảm với nhiệt độ.
-
Sức khỏe3 giờ trướcĂn sáng quá nhanh, dùng đồ ăn thừa từ tối hôm trước, ăn nhiều chất béo… là những sai lầm phổ biến khi chuẩn bị bữa sáng tại nhà.
-
Sức khỏe3 giờ trướcCá chép là thực phẩm tốt cho sức khoẻ được nhiều người yêu thích, dưới đây là những người nên thường xuyên ăn cá chép.
-
Sức khỏe6 giờ trướcThịt gà là món ăn quen thuộc ngày Tết song không phải ai cũng có thể thoải mái thưởng thức, một số trường hợp, ăn thịt gà có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
-
Sức khỏe8 giờ trướcTrong 3 tuần, ông X. có triệu chứng hay quên, khi đi khám tại bệnh viện, phát hiện ung thư phổi di căn não.
-
Sức khỏe10 giờ trướcThận là cơ quan quan trọng đảm nhiệm chức năng lọc máu, loại bỏ độc tố và chất thải ra khỏi cơ thể, nhưng thói quen ăn uống thiếu khoa học có thể hủy hoại sức khỏe.
-
Sức khỏe10 giờ trướcChăm sóc gan bằng chế độ ăn uống là một trong những cách hiệu quả nhất để duy trì sức khỏe toàn diện, dưới đây là những loại thực phẩm giải độc gan tốt nhất.
-
Sức khỏe21 giờ trướcTư thế ngủ phần nào quyết định tới chất lượng giấc ngủ, sức khỏe tổng thể của bạn, vì vậy bạn nên chú ý tới những tư thế ngủ tốt cho sức khỏe.
-
Sức khỏe23 giờ trướcMặc dù đã gần 80 tuổi, nhưng vị tiến sĩ người Mỹ này có tuổi sinh học rất trẻ, nhờ vào 6 loại thực phẩm quen thuộc dưới đây.
-
Sức khỏe23 giờ trướcNgười phụ nữ có tổn thương màu đen bóng vùng cằm, ban đầu chỉ nhỏ như hạt đỗ, 6 tháng nay tăng dần kích thước, kết quả khám chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào đáy.
-
Sức khỏe23 giờ trướcĐang nấu ăn, ông H., 48 tuổi bị chấn thương nghiêm trọng do bình ga mini phát nổ. Bác sĩ buộc phải cắt cụt cẳng chân phải, sửa mỏm cụt bàn tay cho bệnh nhân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau dền không chỉ là loại rau có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, nó còn mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcHôm nay (ngày 21/1), Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một sắc lệnh hành pháp rút nước này khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Quyết định này có khả năng gây ra những hậu quả sâu rộng đối với hoạt động của WHO cũng như sức khỏe cộng đồng toàn cầu, làm suy yếu nỗ lực ứng phó các tình huống khẩn cấp về y tế, làm giảm hợp tác y tế quốc tế…
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông 43 tuổi tự uống thuốc để tăng cường sinh lý, sau 1 tháng xuất hiện triệu chứng vàng da, vàng mắt, mệt mỏi tăng dần có nguy cơ hôn mê gan, phải ghép gan cấp cứu để cứu mạng.