- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Loại virus gây tử vong lên tới 100% cho người mắc
Nhiễm bệnh này đồng nghĩa con người nhận "án tử". Chính vì vậy, các nhà khoa học không ngừng tìm cách tiêu diệt nó.
- Adenovirus - kẻ tình nghi đứng sau bệnh viêm gan cấp tính ở trẻ em đang khiến thế giới chao đảo
- Giải mã virus Rota khiến hàng loạt trẻ em tử vong vì tiêu chảy cấp, đây là đối tượng dễ bị tấn công và gặp nguy hiểm nhất
- Virus Rota đang tấn công trẻ em trên toàn thế giới, đừng bỏ qua 8 triệu chứng và 6 cách phòng tránh vì nó còn chưa có thuốc đặc trị
Trong quá khứ, nhiều đại dịch tồi tệ đã xuất hiện và hủy diệt toàn bộ nền văn minh thế giới, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Nhiều làn sóng dịch bệnh trong số đó là do virus tự nhiên nhảy từ động vật sang người và lây lan với tốc độ chóng mặt.
Bệnh bò điên ở người
Theo CBS News, bệnh bò điên ở người hay còn gọi là Creutzfeldt-Jakob. Tỷ lệ mắc bệnh này khá thấp với khoảng 350 ca được báo cáo mỗi năm tại Mỹ.
Mayo Clinic cho hay bệnh Creutzfeldt-Jakob và các biến chủng của nó thuộc nhóm bệnh não thể xốp có thể truyền nhiễm ở người, động vật (TSEs). Tên gọi này xuất phát từ những lỗ xốp phát triển trong mô não người bệnh, có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi.
Nguyên nhân gây bệnh Creutzfeldt-Jakob và các TSE khác được cho là phiên bản bất thường của protein prion. Bình thường, những protein này được tạo ra trong cơ thể chúng ta và nó vô hại. Nhưng khi bị biến dạng, chúng bắt đầu lây nhiễm và có thể gây hại cho quá trình sinh học bình thường.
Bệnh bò điên ở người gây ra các triệu chứng rối loạn thần kinh như thay đổi tính cách, mất ngủ, mất kiểm soát cơ, ảo giác. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới não, dần phá hủy các tế bào não và gây ra hàng loạt lỗ nhỏ. Căn bệnh này không có thuốc chữa và kết quả là 100% người mắc tử vong.
Đặc trưng của người mắc bệnh bò điên là những lỗ xốp phát triển trong mô não người bệnh. Ảnh: Freepik.
Bệnh dại
Từ năm 1920, vaccine phòng dại cho vật nuôi đã ra đời, giúp căn bệnh này gần như không còn xuất hiện ở các nước phát triển. Song, bệnh dại vẫn là vấn đề nghiêm trọng ở Ấn Độ và một số khu vực châu Phi.
Virus dại lây nhiễm sau khi động vật mang bệnh cào, cắn vật chủ mới. Người mắc bệnh dại sẽ bị tổn thương não, dây thần kinh. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Mỹ (NHS), một khi người mắc xuất hiện triệu chứng, gần như khả năng cứu chữa là bằng 0.
“Nó phá hủy não bộ. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng ta đã có vaccine phòng dại, kháng thể chống virus dại. Do đó, nếu ai đó bị động vật cắn, chúng ta có thể điều trị ngay”, PGS Elke Muhlberger, chuyên gia về virus Ebola, Đại học Boston, Mỹ, nói. Dẫu vậy, nếu không được điều trị, 100% người bệnh sẽ tử vong.
Theo CBS News, trong lịch sử loài người, chỉ một số ít trường hợp người bị bệnh dại sống sót, chiếm tỷ lệ gần như bằng 0. 99,99% ca nhiễm virus dại là do chó cắn.
Một em bé ở Bali cầm giấy tiêm phòng vaccine dại. Ảnh: CBS News.
Cúm
Theo WHO, trong mùa cúm cao điểm, có tới 650.000 người trên toàn thế giới tử vong vì căn bệnh này. Nếu chủng cúm mới xuất hiện, đại dịch cúm có thể khiến bệnh lây lan nhanh hơn, tỷ lệ tử vong cao hơn.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết đại dịch cúm gây chết người nhiều nhất, còn được gọi là cúm Tây Ban Nha, bắt đầu từ năm 1918 và khiến 40% dân số thế giới mắc bệnh, ước tính 50 triệu ca tử vong.
“Tôi lo sợ làn sóng nào đó giống đợt bùng phát cúm năm 1981 có thể xảy ra lần nữa. Nếu chủng cúm mới tìm đường xâm nhập vào quần thể người và lây truyền dễ dàng, gây bệnh nặng, chúng ta sẽ đối mặt vấn đề rất lớn”, GS Muhlberger cho biết.
Bệnh viêm não do Balamuthia
Tỷ lệ tử vong ở người viêm não do Balamuthia là 98%. Những con amip nguy hiểm có thể lây nhiễm sang nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể như da, xoang và não.
Amip thường sống trong đất và xâm nhập vật chủ qua vết thương hở hoặc đường hô hấp. Căn bệnh này rất hiếm, chỉ có khoảng 200 ca được báo cáo kể từ khi nó được phát hiện vào năm 1986.
Amip sau khi xâm nhập có thể lây nhiễm sang nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể như da, xoang và não. Ảnh: CDC.
Vi khuẩn gây nên bệnh này là Balamuthia mandrillaris - sinh vật đơn bào sống trong môi trường tự nhiên, thủ phạm chính gây nhiễm trùng não nghiêm trọng được gọi là viêm não thiếu máu u hạt (GAE). Khi mắc bệnh, nạn nhân sẽ gặp phải các triệu chứng như sốt, đau đầu, nôn mửa, hôn mê, thay đổi về sức khỏe tâm thần, co giật, yếu cơ, lú lẫn, liệt một phần cơ thể, khó nói, đi lại khó khăn.
Ban đầu bệnh có thể nhẹ nhưng sẽ trở nặng hơn sau vài tuần đến vài tháng. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể tăng cơ hội sống sót cho người bệnh.
Amip ăn não
Bệnh amip ăn não do loại khuẩn có tên Naeogleria fowleria gây nên. Đây là sinh vật đơn bào thuộc nhóm Excavata sinh sống tự do, thường được tìm thấy trong các khu vực nước ngọt ấm, chẳng hạn như ao, hồ, sông, suối nước nóng. Nó xâm nhập vào cơ thể người qua đường mũi.
Nguyên nhân gây bệnh rất khó chẩn đoán và đến 95% ca bệnh tử vong. Các triệu chứng ban đầu của người bệnh là cứng cổ và đau đầu, sau đó nhanh chóng diễn biến thành lú lẫn, co giật, cuối cùng là tử vong.
Song, bệnh này khá hiếm, chỉ khoảng <8 ca="" mắc/năm="" tại="">8>
Sốt xuất huyết
Virus Dengue xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1950 ở Philippines và Thái Lan, kể từ đó, nó đã lây lan ra khắp các vùng nhiệt đới, cận nhiệt trên toàn cầu, theo Clinical Microbiology Reviews. Thống kê từ tạp chí Nature cho thấy có tới 40% dân số thế giới đang sống ở những khu vực bệnh sốt xuất huyết phổ biến.
Theo WHO, bệnh sốt xuất huyết lây nhiễm cho 100-400 triệu người mỗi năm mặc dù tỷ lệ tử vong thấp hơn một số virus khác, chỉ khoảng 1%. Song, nếu không được điều trị, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 20%.
Virus rota
Virus rota là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Rota có thể lây lan nhanh chóng qua đường phân-miệng. WHO ước tính trên toàn thế giới, hơn 25 triệu lượt bệnh nhân ngoại trú và hai triệu trường hợp nhập viện mỗi năm do nhiễm virus rota.
Căn bệnh này đã được đẩy lùi đáng kể nhờ các loại vaccine phòng ngừa. Các quốc gia triển khai tiêm chủng đã báo cáo số ca nhập viện và tử vong vì virus rota giảm mạnh.
Tỷ lệ tử vong hiện tại của virus này là còn khoảng 2,4%.
Theo Zing
-
Sức khỏe8 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay tình trạng trẻ dậy thì sớm tăng gấp 35 lần so với 10 năm trước.
-
Sức khỏe11 giờ trướcMột thanh niên 19 tuổi nhập viện để lấy một cây xúc xích mắc kẹt trong hậu môn suốt 2 ngày.
-
Sức khỏe11 giờ trướcNhiều phụ huynh chia sẻ, con mình cứ uống sữa là bị nôn ói, đi kèm hiện tượng tiêu chảy nhiều ngày. Trước vấn đề này, bạn nên làm gì? Liệu có cách nào để phòng tránh?
-
Sức khỏe11 giờ trướcBệnh nhi bị xuất huyết não nguy kịch do vỡ khối dị dạng thông động tĩnh mạch não. Đây là bệnh lý hiếm gặp, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề nếu không được phát hiện, điều trị sớm.
-
Sức khỏe12 giờ trướcSữa đậu nành rất tốt nhưng bạn có biết rằng không phải tất cả mọi người đều thích hợp để uống nó.
-
Sức khỏe15 giờ trướcNhiều người cho rằng uống nhiều bia rượu sẽ gây hại gan và là nguy cơ gây bệnh ung thư. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều thói quen khác cũng gây tổn hại đến gan.
-
Sức khỏe16 giờ trướcSố ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Anh đã tăng lên 7 người và được đánh giá là những trường hợp hiếm gặp, bất thường.
-
Sức khỏe17 giờ trướcĂn các món chiên, rán; thực phẩm chế biến sẵn; cá muối; dưa và cà muối… trong thời gian dài có thể tạo điều kiện cho bệnh ung thư phát triển.
-
Sức khỏe18 giờ trướcNhững loại nước sau đã được chứng minh là độc hại, xứng đáng bị xếp vào "danh sách đen", riêng loại thứ 2 đã được WHO lên tiếng cảnh báo.
-
Sức khỏe19 giờ trướcDùng đậu đen kết hợp với các nguyên liệu khác nhau sẽ đem lại những công dụng khác nhau. Nấu cháo đậu đen theo cách này để ăn đảm bảo chị em nào cũng mê.
-
Sức khỏe1 ngày trướcDưa chuột khi kết hợp với những thực phẩm đại kỵ có thể trở thành ‘thuốc độc’ gây hại cho sức khỏe của người dùng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcEm bé hai tuổi ở Puerto Rico, Mỹ, là nạn nhân thứ 15 của bệnh viêm gan bí ẩn đang lây lan trên toàn cầu.
-
Sức khỏe1 ngày trướcDo muốn thử cảm giác lạ, nam thanh niên 19 tuổi ở Long An đã nhét quả dưa leo vào hậu môn, sau đó trượt tay nên kẹt vào sâu bên trong.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcNgày 17/5, Triều Tiên báo cáo thêm 6 ca tử vong do sốt, 5 ngày sau khi nước này ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên.