- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Loại vỏ cây vừa là gia vị, vừa có thể phòng chống ung thư, bảo vệ não bộ
Quế là loài cây tương đối thân thuộc trong cuộc sống và được sử dụng phổ biến nhờ nhiều công dụng khác nhau.
- Loại lá từng là cỏ mọc hoang, nay quý như “đặc sản”, nấu canh thành "thuốc" hạ đường huyết tự nhiên, lại giàu vitamin: Chống ung thư, tiểu đường hiệu quả
- Hồ Ngọc Hà giữ dáng bằng 2 loại quả: Cực kỳ quen thuộc, có thể làm trắng da, chống ung thư và giúp hạ đường huyết
- Loại gia vị ăn sống thì hôi, ăn chín lại thơm giúp chống ung thư, cải thiện sức khỏe tim mạch: Chợ Việt vừa nhiều vừa sẵn
Quế là loại gia vị được đánh giá cao về đặc tính chữa bệnh trong hàng ngàn năm. Trong những năm gần đây, khoa học hiện đại bắt đầu xác nhận nhiều lợi ích sức khỏe tiềm ẩn của quế.
Dưới đây là 10 lợi ích sức khoẻ của quế được nghiên cứu khoa học chứng minh.
Hỗ trợ quá trình trao đổi chất dễ hơn
Theo bài viết trên website Bệnh viện Vinmec, trong quế chứa một loại tinh dầu tên là cinnamaldehyde, tác dụng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất giúp cho lượng calo dư thừa bị đốt cháy nhanh hơn và lượng mỡ sẽ giảm đi đáng kể. Ngoài ra, quế còn giúp mang lại cảm giác no nhanh hơn, giúp bạn giảm đi lượng thức ăn nạp vào cơ thể hằng ngày. Các nghiên cứu này được cho là tín hiệu tốt cho những người đang cố gắng giảm cân để có được vóc dáng như mong muốn.
Chăm sóc cho làn da khỏe đẹp
Từ khóa “mặt nạ quế” được nhiều người tìm kiếm trên internet với tác dụng chống lại các loại mụn và tình trạng mẩn đỏ trên mặt. Đặc biệt, trong một nghiên cứu khác chỉ ra rằng quế Ceylon tác dụng chống lại các loại vi khuẩn là tác nhân gây ra mụn trứng cá. Tuy nhiên cần thận trọng trong việc sử dụng vì quế có thể gây bào mòn làn da nếu bị lạm dụng quá mức.
Để làm giảm mụn nhọt và trị mụn đầu đen, bạn có thể trộn 3 thìa mật ong và một thìa quế rồi thoa lên vùng da bị mụn, sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Mặc khác, quế còn giúp thúc đẩy quá trình sản xuất collagen giúp cho làn da của bạn trẻ trung hơn.
Quế nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ.
Bảo vệ não bộ và các tế bào thần kinh
Trong môi trường phòng thí nghiệm, quế được thử nghiệm tác dụng ngăn chặn sự tích tụ của một protein là đặc trưng cho bệnh Alzheimer. Trong một nghiên cứu khác, những con chuột ăn quế đã hoạt động tốt hơn trong một mê cung nước được thiết kế để kiểm tra trí nhớ của chúng. Tất nhiên, chúng ta cần xem liệu những phát hiện này được tiếp tục khi thử nghiệm trên người hay không.
Bảo vệ chống lại bệnh tim
Bài viết trên website Bệnh viện Nguyễn Tri Phương nêu rõ, quế liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Theo một đánh giá, việc bổ sung ít nhất 1,5g, hoặc khoảng 3/4 thìa cà phê quế mỗi ngày có thể làm giảm mức chất béo trung tính, cholesterol toàn phần, cholesterol LDL (có hại) và lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh chuyển hóa.
Quế cũng được chứng minh là làm giảm huyết áp khi tiêu thụ liên tục trong ít nhất 8 tuần. Khi kết hợp lại, tất cả những yếu tố này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Cải thiện độ nhạy cảm với insulin
Insulin là một trong những hormone quan trọng điều chỉnh quá trình trao đổi chất và sử dụng năng lượng. Nó cũng cần thiết để vận chuyển lượng đường trong máu từ máu đến tế bào của bạn. Tuy nhiên, một số người có khả năng kháng lại tác dụng của insulin.
Điều này được gọi là kháng insulin, dấu hiệu đặc trưng của các tình trạng như hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường loại 2. Bằng cách tăng độ nhạy insulin, quế có thể làm giảm lượng đường trong máu và hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
Giảm lượng đường trong máu
Quế nổi tiếng với đặc tính hạ đường huyết. Ngoài tác dụng có lợi trong việc kháng insulin, quế còn có thể làm giảm lượng đường trong máu thông qua một số cơ chế khác. Đầu tiên, quế được chứng minh là làm giảm lượng đường đi vào máu của bạn sau bữa ăn.
Nó thực hiện điều này bằng cách can thiệp vào nhiều enzyme tiêu hóa, làm chậm quá trình phân hủy carbohydrate trong đường tiêu hóa của bạn. Thứ hai, một hợp chất trong quế có thể bắt chước tác dụng của insulin để cải thiện sự hấp thu đường vào tế bào.
Nhiều nghiên cứu trên người đã xác nhận tác dụng có lợi của quế, cho thấy nó có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói và cải thiện HbA1c, một dấu hiệu kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài.
Quế bảo vệ não bộ và các tế bào thần kinh.
Quế có thể bảo vệ chống ung thư
Quế được nghiên cứu rộng rãi về tiềm năng sử dụng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Nhìn chung, bằng chứng chỉ giới hạn ở các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật, cho thấy chiết xuất quế có thể bảo vệ chống lại bệnh ung thư. Nó hoạt động bằng cách làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư và sự hình thành mạch máu trong khối u và dường như gây độc cho tế bào ung thư, gây chết tế bào.
Ngăn ngừa nhiễm trùng
Cinnamaldehyde, một trong những thành phần hoạt tính chính của quế, có thể có lợi chống lại nhiều loại bệnh nhiễm trùng. Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy dầu quế có thể giúp tiêu diệt một số loại nấm gây nhiễm trùng đường hô hấp. Nó cũng có thể ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn, bao gồm Listeria và Salmonella. Ngoài ra, tác dụng kháng khuẩn của quế cũng có thể giúp ngăn ngừa sâu răng và giảm hôi miệng.
Đặc tính chống virus
Một số nghiên cứu cho thấy quế có thể giúp bảo vệ chống lại một số loại virus. Ví dụ, quế chiết xuất từ giống Cassia được cho là có lợi chống lại HIV-1, chủng HIV phổ biến nhất ở người. Các nghiên cứu khác cho thấy, quế cũng có thể bảo vệ chống lại các loại virus khác, bao gồm cúm và sốt xuất huyết, một bệnh nhiễm virus do muỗi truyền.
Tóm lại, quế là loại gia vị đa năng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhờ nhiều hợp chất có lợi, nó có thể giúp giảm lượng đường trong máu, giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim và giảm viêm.
Theo VTC News
-
Sức khỏe9 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe9 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe10 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe16 giờ trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe19 giờ trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe21 giờ trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe22 giờ trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe23 giờ trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ Úc cho thấy thói quen nhâm nhi một món ăn vặt phổ biến có thể giúp người cao tuổi có thêm 3,9 năm sống khỏe mạnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMùa đông nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể thay đổi, có những thực phẩm và thói quen ăn uống cần tránh để không làm tổn hại đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người thường vứt bỏ thực phẩm khi chúng bắt đầu mọc mầm, cho rằng chúng đã hỏng và không ăn được. Tuy nhiên, sự thật là nhiều loại thực phẩm khi nảy mầm lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn gấp nhiều lần so với trạng thái ban đầu.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCủ cải trắng là loại củ quen thuộc trong ẩm thực Việt. Không chỉ là thực phẩm ngon miệng, củ cải trắng còn được mệnh danh là "nhân sâm mùa đông" nhờ giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLoại cây này lá tưởng bỏ đi nhưng biết cách chế biến rau "tiến vua" vừa tốt cho tiêu hoá và thị lực nhưng lại thường không được tận dụng.