Lưu ý khi đưa trẻ đi khám bệnh

Khi trẻ ốm, bạn sẽ phải đưa đi bác sĩ khám bệnh. Vậy để giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị tốt nhất về bệnh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần phải lưu ý một số điều sau đây.

Theo lời khuyên của BS Lý Kiều Diễm, Bệnh viện Nhi đồng, khi đưa trẻ đi khám, cha mẹ nên chú ý một số điều sau:

- Người đưa trẻ đi khám tốt nhất là người chăm sóc trẻ hàng ngày.

- Cha mẹ cần nhớ rõ, thời điểm đầu tiên nghi ngờ con bệnh là khi nào? Ngày đầu tiên khởi bệnh của trẻ?

- Nhiệt độ của trẻ thời điểm bị bệnh là bao nhiêu? Nếu thấy trẻ nóng sốt, cha mẹ phải lấy nhiệt kế đo cho trẻ. Nếu thân nhiệt trẻ trên 38 độ C trở lên thì nên cho trẻ uống hạ sốt 1 lần trước khi đưa trẻ đi khám bác sĩ.

- Trước khi đi khám bạn đã cho trẻ uống thuốc gì? Tốt nhất nên mang đơn, mẫu thuốc để bác sĩ điều trị tham khảo giúp bé có cách điều thị thích hợp nhất.

Lưu ý khi đưa trẻ đi khám bệnh - 1

Để giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị tốt nhất về bệnh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần phải lưu ý một số điều (Ảnh minh họa)

- Các triệu chứng bệnh của bé trước đó và hiện tại? (sốt, ho, nôn ói, tiêu chảy, phát ban, đau bụng…)

- Các bậc cha mẹ nên ghi nhớ những việc liên quan đến sức khỏe và bệnh tình của trẻ trước khi đưa trẻ đi khám bệnh sẽ giúp cho bác sĩ rất nhiều trong việc điều trị.

Những điều cần hỏi bác sĩ:

 -.Khi nào nên đưa bé trở lại tái khám?

 - Khi nào cần đưa trẻ vào viện ngay trong quá trình điều trị?

Ngoài ra bạn cần lưu ý:

 - Hãy lấy hẹn trước, nếu nơi bạn khám bệnh có tổ chức việc này.

 - Nếu không vội, hãy đi khám vào buổi chiều. (Nếu không vì một vài xét nghiệm cần thiết phải làm sau một đêm nhịn đói, bạn hoàn toàn có thể đến bệnh viện vào buổi chiều)

- Tránh đi khám bệnh vào các buổi sáng đầu tuần hay cuối tuần.

 - Hãy chuẩn bị hồ sơ của mình. Một hồ sơ bệnh sử rõ ràng, cụ thể sẽ dẫn đến nhiều thành công hơn cho cuộc khám bệnh hiện tại.

 - Hãy hòa nhã, lịch sự và tôn trọng những người cùng đi khám, cũng như với nhân viên y tế.

Theo VnMedia



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.