- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lý do bất ngờ khiến bạn rụng tóc, "não cá vàng", mất ngủ
Hãy xem lại cách bạn ăn uống thay vì vội đầu tư cho các loại dược phẩm, mỹ phẩm phức tạp và đắt đỏ để làm săn chắc cơ thể hay chống rụng tóc, chống mất ngủ…
Hãy xem lại cách bạn ăn uống thay vì vội đầu tư cho các loại dược phẩm, mỹ phẩm phức tạp và đắt đỏ để làm săn chắc cơ thể hay chống rụng tóc, chống mất ngủ …
Hai chuyên gia trị liệu dinh dưỡng người Anh May Simpkin và Rick Hay vừa trả lời phỏng vấn của tờ Daily Mail về các triệu chứng cơ bản cho thấy bạn thiếu protein – vấn đề rất nhiều người, nhất là phụ nữ gặp phải.
1. Bạn thèm ăn vặt thứ gì đó mặn hoặc ngọt
Theo chuyên gia May Simpkin, chế độ ăn ít đạm hay đi kèm với nhiều carbohydrates sẽ nhanh chóng giải phóng đường vào máu.
Cơ thể bạn sẽ gặp một phản ứng ngược thường gặp khi nạp nhanh nhiều đường hoặc tinh bột: đường huyết giảm nhanh. Đó là vì cơ thể dễ "quá tay" khi phải giải phóng cùng lúc quá nhiều insulin. Bạn sẽ nhanh chóng thèm ăn, thèm mặn, thèm ngọt do đường huyết giảm.
Protein có nhiều vai trò như giữ cho mái tóc, móng tay, làn da của bạn được đẹp, chống mất ngủ, săn chắc cơ bắp... - ảnh minh họa từ internet
2. Cơ bắp nhão
Bạn có thể giảm cân khi cố ăn kiêng đạm nhưng đồng thời cơ thể sẽ rất lỏng lẻo, nhão. Protein là chất để tạo cơ bắp, thiếu nó các cơ bắp sẽ suy yếu, giảm khối lượng cơ, giảm sự hỗ trợ các khớp, khó phục hồi nếu gặp chấn thương thể thao.
3. Tóc rụng, da và móng tay xấu đi
Cơ thể không thể tái tạo tế bào hiệu quả để thay thế tế bào chết, nếu bạn thiếu protein. Bạn sẽ thấy mái tóc mỏng đi, da và móng kém bóng bẩy.
4. Hệ miễn dịch kém
"Các tế bào miễn dịch đều được tạo thành từ protein. Nếu không có đủ protein, chúng không thể sửa chữa và nhân lên để chống lại vi trùng" – bà Simpkin cảnh báo.
5. "Sương mù não"
Hãy xem lại việc ăn thịt cá của mình nếu như bạn là người "não cá vàng". Các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine đều được tạo thành từ protein. Bạn sẽ có tâm trạng kém, dễ căng thẳng, buồn bực, thiếu tập trung và giảm sự tỉnh táo về tinh thần.
6. Hay mất ngủ
Nếu thiếu protein, sự sản xuất hormone sẽ bị tổn hại và gây mất cân bằng cho đồng hồ sinh học của bạn. Trong thực phẩm giàu đạm có tryptophan là một axit amin thiết yếu giúp tạo giấc ngủ ngon. Vì vậy việc mất ngủ có thể do một bữa tối thiếu đạm.
7. Hay căng thẳng
Thiếu protein, cơ thể sẽ phóng thích một số hormone gây căng thẳng, ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn, tăng nguy cơ gặp tổn thương ở cơ và các mô khi bạn vận động và gặp sự cố.
Theo 2 chuyên gia dinh dưỡng, chính phủ Anh khuyến cáo lượng protein mỗi người cần nạp vào là 0,8 g/kg trọng lượng. Nạp quá nhiều protein có thể gây bệnh nhưng quá ít cũng vậy.
Với một phụ nữ ít vận động ở mức trung bình, họ cần khoảng 46 g/ngày, nam giới là 56 g. Người hay vận động, lao động nặng, tập thể dục cần bổ sung nhiều hơn.
Với các phương tiện ngày nay, bạn có thể dễ dàng thử tra cứu hàm lượng protein trên các món mình ăn. Protein dễ tìm thấy trong hầu hết các sản phẩm động vật.
Nếu bạn là người ăn chay, nên học cách nấu bữa chay đủ dinh dưỡng, chọn các sản phẩm thực vật giàu protein (ví dụ như các loại đậu, hạt, nấm…) và ăn với lượng đủ nhiều bởi với cùng khối lượng, món ăn từ thực vật thường có hàm lượng protein thấp hơn khá nhiều so với động vật.
Hiện tượng thiếu protein cũng hay gặp ở những người ăn kiêng không khoa học.
Theo Trí thức trẻ
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe2 giờ trướcBản tin 18h ngày 8/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 12 ca mắc COVID-19, trong đó 1 ca trong nước ghi nhận tại Hải Dương, 11 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Bình Dương, Ninh Thuận và TP Hồ Chí Minh
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe4 giờ trướcTrưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam đánh giá cao công tác chuẩn bị tiêm vắc xin đầu tiên tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và có những lưu ý để việc tiêm vắc xin đạt hiệu quả.
- Sức khỏe6 giờ trướcTheo thông tin từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, mới đây, các BS tại đây đã phẫu thuật nội soi thành công cho một bệnh nhi là bé gái 12 tuổi bị xoắn buồng trứng.
- Sức khỏe7 giờ trướcCả quả, vỏ và hạt chanh đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Vì vậy khi uống nước chanh pha mật ong nên tận dụng cả vỏ.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe9 giờ trướcTại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM trong sáng 8/3 cùng tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 cho các y bác sĩ trực tiếp tham gia điều trị, chăm sóc hoặc có nguy cơ nhiễm Covid-19.
- Sức khỏe14 giờ trướcCó nhiều cách để nuôi dưỡng gan, trong đó có liệu pháp ăn uống, tức là ăn nhiều thực phẩm bổ gan trong bữa ăn hàng ngày, ít ăn những thực phẩm có hại cho gan để gan được khỏe mạnh.
- Sức khỏe23 giờ trướcBắt đầu có những báo cáo về tác dụng phụ của vaccine ngừa COVID-19, trong đó nhức đầu là hiện tượng khá phổ biến.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcBản tin 18h ngày 7/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 3 ca mắc mới COVID-19, gồm 1 ca ghi nhận trong nước tại Hải Dương, 2 ca là trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay. Việt Nam hiện có 2.511 bệnh nhân.