- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lý do khiến dịch sởi bao trùm châu Âu
Cơ quan y tế các nước châu Âu kêu gọi người dân chủ động tiêm vaccine sởi, khi tỷ lệ tiêm phòng thấp là nguyên nhân chính khiến số ca mắc bệnh tăng mạnh.
Bloomberg hôm 26/1 dẫn thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rằng số ca mắc sởi trong năm 2023 là hơn 42.000, so với chỉ 841 ca vào năm 2022.
WHO nói rằng nguyên nhân đến từ tỷ lệ tiêm chủng giảm, nhưng cũng có yếu tố nhiều người du lịch làm tăng nguy cơ lây bệnh.
Có khoảng 1,8 triệu trẻ sơ sinh tại 53 quốc gia thuộc khu vực WHO châu Âu chưa được tiêm phòng sởi giai đoạn 2020-2022. Vào năm 2021, có 128.000 trường hợp tử vong do sởi trên toàn cầu, hầu hết ở những trẻ dưới 5 tuổi chưa tiêm vaccine, theo Guardian.
Tỷ lệ tiêm chủng giảm còn đến từ sự do dự về vaccine. Các quan chức y tế nhiều năm đã phản bác những lập luận thiếu bằng chứng rằng vaccine MMR (phòng sởi, quai bị, rubella) gây bệnh tự kỷ. Điều này dẫn đến một nhóm người không tiêm chủng và có nguy cơ mắc bệnh.
Cần ít nhất 95% dân số đã tiêm vaccine để phòng dịch bệnh lây lan. Hầu hết trẻ cần tiêm 2 liều vaccine. Song, một số quốc gia ghi nhận tỷ lệ giảm đáng kể. Tại Anh chỉ 84% trẻ em 5 tuổi tiêm 2 liều vaccine năm 2022-2023, con số thấp nhất từ năm 2010-2011. Estonia (68%) và Romania (71%) có mức tiêm chủng thấp nhất tại châu Âu.
Chính phủ các nước đang cố gắng thực hiện các chiến dịch tiêm chủng khẩn cấp để tránh dịch bệnh lây lan nghiêm trọng. WHO cũng kêu gọi các nước đưa ra các chiến lược phù hợp với cộng đồng địa phương để thúc đẩy tiêm chủng.
Người tiêm 2 liều vaccine sẽ rất khó mắc sởi. Trong trường hợp trẻ chưa tiêm vaccine và mắc bệnh, cần liên hệ ngay với các chuyên gia y tế. Bệnh sởi không có phương pháp điều trị cụ thể, người bệnh thường được khuyên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dùng thuốc hạ sốt.
WHO cũng cho biết một cuộc khủng hoảng cũng đang gia tăng ở Trung Á, nơi có hơn 13.600 trường hợp mắc sởi được ghi nhận vào năm 2023, phần lớn là trẻ em dưới 14 tuổi chưa được tiêm chủng .
Ba bang của Mỹ cũng ghi nhận ca mắc sởi cao trong tháng trước. Philadelphia đã xác nhận ít nhất tám trường hợp mắc phải trong nước và một trường hợp nhập cảnh.
Bệnh sởi thường gặp nhất ở trẻ em. Bệnh có đặc điểm là phát ban đỏ, nổi mẩn đỏ, thường kèm theo sốt cao, ho, sổ mũi và mắt đỏ, chảy nước.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, khoảng 1 trong 5 người chưa được tiêm phòng sởi phải nhập viện và có tới 3 trong số 1.000 trẻ em mắc bệnh sởi tử vong vì các biến chứng như viêm phổi hoặc sưng não .
Theo Tạp chí tri thức
-
Sức khỏe2 phút trướcLiên quan đến vụ bệnh nhân tử vong sau khi truyền kháng sinh tại phòng khám Phòng khám đa khoa Đắk Lắk, Sở Y tế Đắk Lắk đã đình chỉ hoạt động của phòng khám tư này.
-
Sức khỏe25 phút trướcTrứng gà là thực phẩm quen thuộc, bổ dưỡng với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết rằng có những nhóm người không nên ăn trứng gà, hoặc cần hạn chế tối đa để tránh gây hại cho sức khỏe.
-
Sức khỏe25 phút trướcLá dâu tằm cung cấp một số hợp chất có thể giúp chống lại bệnh tiểu đường.
-
Sức khỏe9 giờ trướcKombucha là loại thức uống lên men đang ngày càng được ưa chuộng, không chỉ bởi hương vị độc đáo mà còn bởi một lượng lớn probiotic, chất chống oxy hóa và các axit hữu cơ có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe mà loại “trà bất tử” này đem lại có thể khiến bạn ngỡ ngàng.
-
Sức khỏe10 giờ trướcBàn chân xẻ hình chữ V, chỉ có ngón cái và ngón út bình thường khiến cô bé ở Hà Nam không thể xỏ dép. Vào mùa đông, em cũng gặp khó khăn khi đi tất.
-
Sức khỏe14 giờ trướcLá của loại cây quen thuộc hầu như nào cũng có này không chỉ có mùi thơm đặc sắc mà còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền nhiều tác dụng chữa bệnh và làm đẹp đáng kinh ngạc.
-
Sức khỏe16 giờ trướcCác loại rau thủy sinh giàu dinh dưỡng nhưng cũng có khả năng chứa ấu trùng sán nếu sinh trưởng trong nguồn nước ô nhiễm.
-
Sức khỏe16 giờ trướcSau một cú ngáp to, người phụ nữ này đột ngột cảm thấy đau nhói ở vùng quai hàm và không thể ngậm miệng lại bình thường.
-
Sức khỏe17 giờ trướcTrứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng, tốt cho cơ thể, nhưng nếu ăn sai cách, hoặc ăn chung với những thực phẩm này thì trứng vịt lộn có thể biến thành ‘thuốc độc’.
-
Sức khỏe19 giờ trướcNhững người hảo ngọt sẽ hiểu khó khăn trong chế độ ăn kiêng khi phải cắt giảm đường. Tham khảo cách nói không với những món ăn có đường gây bất lợi cho quá trình giảm cân và sức khỏe.
-
Sức khỏe20 giờ trướcQuả cau có thể sử dụng tất cả bộ phận bao gồm vỏ, cùi, hạt để hỗ trợ chữa trị bệnh giun sán, phù thũng, viêm răng miệng.
-
Sức khỏe21 giờ trướcSữa đậu nành là loại thức uống rất bổ dưỡng mang nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên loại thức uống này cũng mang lại những tác dụng phụ 'đáng sợ'.
-
Sức khỏe22 giờ trướcVỏ loại quả quen thuộc này được cho là có tác dụng ngăn ngừa và chữa đối với các vấn đề về tim, mụn trứng cá, cholesterol, bệnh còi cọc...
-
Sức khỏe23 giờ trướcKhông chỉ là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của người Việt, loại cá này còn ẩn chứa nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, từ việc hỗ trợ tim mạch, tăng cường trí não đến bảo vệ xương khớp.