- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mắc bệnh dại khiến người bệnh 100% tử vong, làm sao để phòng bệnh?
Bộ y tế nhận định, tại nước ta, bệnh dại đã lưu hành trong nhiều năm, số ca tử vong do dại luôn giữ vị trí cao nhất và chiếm khoảng 50% các ca tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây dịch trên ngườ
Bộ y tế nhận định, tại nước ta, bệnh dại đã lưu hành trong nhiều năm, số ca tử vong do dại luôn giữ vị trí cao nhất và chiếm khoảng 50% các ca tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây dịch trên người.
Bệnh dại là một trong những căn bệnh cực nguy hiểm. Căn bệnh có khả năng đe dọa mạng sống của người bệnh trong khoảng thời gian ngắn. Trong thời gian qua, nước ta liên tiếp xảy ra những vụ chó mèo tấn công trẻ nhỏ bị thương tích nặng, thậm chí tử vong. Sự đau lòng này càng khiến chúng ta phải cảnh giác cao độ hơn với căn bệnh này.
Bộ y tế nhận định, tại nước ta, bệnh dại đã lưu hành trong nhiều năm. Số ca tử vong do dại luôn giữ vị trí cao nhất và chiếm khoảng 50% các ca tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây dịch trên người. Những ca tử vong do dại là một trong những tử vong đau thương nhất vì người bệnh đau đớn và tỉnh táo đến lúc chết. Ngoài ra còn để lại những tổn thương tâm lý nặng nề cho người thân và cộng đồng.
Bệnh dại là một trong những căn bệnh cực nguy hiểm.
Cùng với con số tử vong đó, hàng năm có trung bình khoảng 500.000 người bị chó cắn phải điều trị dự phòng bằng vắc-xin dại, phí tổn tiền vắc-xin ước tính hơn xấp xỉ 1.000 tỷ đồng mỗi năm. Ngoài ra còn gây tổn thất đến sức khỏe, tinh thần của người dân.
Hơn 80% các trường hợp tử vong do bệnh dại tập trung tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác phòng chống dại còn nhiều khó khăn. Đồng thời, tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng dại trên người và động vật còn thấp.
Nhân ngày quốc tế phòng chống bệnh dại, giới chuyên gia cũng lên tiếng nâng cao cảnh giác với căn bệnh này. Đặc biệt phải chủ động trong khâu sơ cứu nếu bị chó cắn, phòng chống bệnh dại ngay sau đó.
Sơ cứu đúng cách khi bị chó cắn, tránh nguy cơ mắc bệnh dạiTheo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), vào trường hợp này, chúng ta không nên hốt hoảng. Bạn cần nhanh chóng rửa vết thương. Sau đó chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để làm sạch vết thương. Sau đó chuyển lên bệnh viện chuyên khoa để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm như bệnh dại. Cụ thể:
Hơn 80% các trường hợp tử vong do bệnh dại tập trung tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Làm sạch vết thương: Rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ mầm bệnh, thao tác rửa nhẹ nhàng, tỉ mỉ, dùng nước và bông làm sạch, không chạm trực tiếp vào vết thương.
- Lau khô vết thương bằng bông, sau đó sử dụng thuốc sát trùng như cồn hoặc oxy già: Lưu ý chỉ dùng lượng nhỏ để sát trùng, thổi nhẹ vào vết thương khi thoa thuốc vì rất xót.
- Kê vùng bị thương ở vị trí cao sau khi bôi thuốc sát trùng: Điều này sẽ giúp bạn cầm máu hiệu quả hơn.
- Cầm máu: Nếu vết thương do chó cắn chảy máu trong vòng 10-15 phút thì bạn không nên cầm máu trong quá trình rửa vết thương. Bạn chỉ cần cầm máu sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy.
Bộ y tế nhận định, tại nước ta, bệnh dại đã lưu hành trong nhiều năm.
Sử dụng 3 miếng gạc y tế đặt lên vết thương. Chờ trong vòng 7 phút, máu vẫn tiếp tục ra nhiều thì đặt gạc thêm vào vết thương. Không gỡ miếng gạc trước đó để đặt gạc sau vì có thể khiến máu chảy nhiều hơn. Chờ đến khi máu ngừng chảy thì băng lại vết thương. Sau đó đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
- Đối với trường hợp bị chó cắn sâu và ra nhiều máu, máu phun thành tia, bạn dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời, tránh mất máu nhiều.
Phòng chống nguy cơ chó cắn để tránh bệnh dại triệt để ngay từ hôm nay
Cho đến nay bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Người bị bệnh dại gần như tử vong 100%. Bệnh dại nguy hiểm nhưng đã có vắc-xin phòng. Do đó, người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh dại. Để chủ động phòng chống, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Bệnh dại nguy hiểm nhưng đã có vắc-xin phòng.
1. Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi. Tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
2. Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm.
3. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.
4. Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần thực hiện khuyến cáo chung:
- Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.
Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút khi bị chó cắn để phòng chống bệnh dại.
- Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.
- Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.
- Đến ngay Trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng Dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.
- Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.
theo Helino
-
Sức khỏe1 giờ trướcThực phẩm siêu chế biến như xúc xích, khoai tây chiên, nước ngọt, bánh quy… có mối liên hệ với nhiều loại bệnh, đặc biệt là ung thư buồng trứng.
-
Sức khỏe1 giờ trướcChế độ ăn uống có thể là một vũ khí mạnh mẽ tác động đến tốc độ lão hóa. Mỗi ngày bạn nên duy trì ăn 1 trong 6 món dưới đây, sau 1 thời gian ngắn sẽ thấy hiệu quả.
-
Sức khỏe11 giờ trướcThông tin bảo quản bánh chưng trong ngăn đá tủ lạnh lâu ngày có thể gây bệnh ung thư đang khiến nhiều người lo lắng. Cùng lắng nghe phân tích của chuyên gia công nghệ thực phẩm!
-
Sức khỏe12 giờ trướcSau khi bệnh nhân ngứa gãi nốt sẩn u cục thì thấy xuất hiện một đầu giun màu trắng, sau đó bệnh nhân tự rút ra được đoạn giun khoảng 07 cm và bị đứt.
-
Sức khỏe16 giờ trướcĐang làm việc, Xiao Li cảm thấy chóng mặt, tê cóng hai tay rồi gục xuống bàn làm việc.
-
Sức khỏe16 giờ trướcNhóm học sinh lớp 5-6 ở Mexico phải điều trị y tế sau khi tham gia thử thách trên mạng: Ai tỉnh táo lâu nhất sau khi uống thuốc an thần.
-
Sức khỏe17 giờ trướcTập thể dục thường xuyên là thói quen tốt, nhưng khi cơ thể xuất hiện 4 dấu hiệu này thì hãy nghỉ ngơi vì bạn đang bị quá mệt.
-
Sức khỏe20 giờ trướcNgười đàn ông 51 tuổi có tiền sử khỏe mạnh, chưa từng điều trị các bệnh lý về tim mạch hay huyết áp. Tối 24/1 (tức mùng 3 Tết), ông đột ngột khó thở, đau tức ngực dữ dội, đi cấp cứu, trong 15 phút ngừng tim tới 5 lần.
-
Sức khỏe21 giờ trướcHệ thống mạch máu có vai trò vô cùng quan trọng với sự sống cũng như hoạt động hàng ngày của cơ thể. Tuy nhiên, rất ít người quan tâm tới việc chăm sóc chúng.
-
Sức khỏe22 giờ trướcTheo khuyến cáo mới nhất từ Bộ Y tế, độ tuổi sinh đẻ của bố mẹ có thể một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị khuyết tật bẩm sinh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu mới từ Trường Y tế Công cộng của Đại học Hoàng gia cho thấy "thực phẩm siêu chế biến" có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển ung thư.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCách dùng kỷ tử tốt nhất đó là ngâm quả kỷ tử khô trong nước nóng để pha thành trà và uống buổi sáng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh xuất huyết não ngày càng trẻ hóa, điều này có liên quan nhiều đến một số hành vi như thừa cân, uống rượu và hút thuốc.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhi đang ngủ, ông Hiếu thấy mình bị yếu liệt chân tay, nói ngọng. Do thường xuyên đọc báo về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, ông nhận ra mình đang có dấu hiệu của bệnh đột quỵ nên gọi bạn nhờ đưa đi cấp cứu.