- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn mít?
Mắc bệnh tiểu đường ăn mít được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân vì mít là loại trái cây thơm ngon được nhiều người yêu thích.
Bài viết trên website Bệnh viện Vinmec cho biết, mít là một trong những loại trái cây giàu vitamin và chất chống oxy hóa. 150 gram mít cung cấp năng lượng: 143 calo, chất béo: 1 gram, chất đạm: 3 gam, carbs: 35 gram, chất xơ: 2 gam, vitamin B6: 29% giá trị hàng ngày, vitamin C: 23% giá trị hàng ngày.
Ngoài những chất nêu trên, mít chứa nhiều hợp chất mang lại lợi ích với sức khỏe như canxi, kali, magie, tác dụng phòng ngừa viêm loét dạ dày dẫn đến ung thư dạ dày, ổn định huyết áp, kháng viêm, thậm chí mít còn là thực phẩm giúp phục hồi thể lực cho người đau ốm.
Có thể thấy, với hàm lượng dinh dưỡng nêu trên, mít là nguồn cung cấp vitamin B6, vitamin C và các chất chống oxy hóa tuyệt vời, cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, tăng cường miễn dịch, đồng thời ngăn ngừa một số chứng viêm nhiễm mãn tính. Vậy bệnh nhân tiểu đường có ăn được mít không?
tieu-duong-co-duoc-an-mit-khong1.jpeg
Bệnh nhân tiểu đường có ăn được mít không?
Báo VnExpress dẫn lại chia sẻ của chuyên gia trên tờ Healthline cho biết, mít chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ, được chứng minh giúp ích cho nhiều chức năng khác nhau của cơ thể. Người bệnh tiểu đường có thể đưa mít vào khẩu phần ăn như món tráng miệng hay nấu thành món ăn chính. Thịt quả có vị ngọt nhẹ còn được sử dụng như thực phẩm thay thế trong món ăn chay.
Mít có chỉ số đường huyết trung bình (GI) khoảng 50-60 trên thang điểm 100. GI giúp chỉ ra mức độ nhanh chóng của một loại thực phẩm khiến lượng đường trong máu tăng lên. Glucose (đường) là nguyên nhân làm tăng lượng đường trong máu nhanh nhất.
Mít chứa protein và chất xơ góp phần giảm lượng chỉ số đường huyết, làm chậm quá trình tiêu hóa và giữ cho lượng đường trong máu không tăng nhanh. Ở thang đo tải lượng đường huyết (GL), mít cũng có GL ở mức trung bình là 13-18. Ngoài ra, loại quả này giàu chất chống ôxy hóa flavonoid, hợp chất có liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính về lâu dài.
Trong một số nghiên cứu, chiết xuất từ mít được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn đang dừng lại trên động vật và sử dụng chất chiết xuất từ lá, thân cây mít.
Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn vẫn có thể thưởng thức mít với lượng phù hợp theo khuyến nghị của bác sĩ. Bạn cần chọn khẩu phần ăn thích hợp như 1/2 chén mít (75 gram) cung cấp 18 gram carbs. Với mức GI trung bình, ăn mít sẽ không làm tăng nhanh lượng đường trong máu so với thực phẩm có GI cao hơn. Mít cũng chứa chất chống oxy hóa có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu.
Nghiên cứu đăng trên Thư viện trực tuyến PubMed Central (Mỹ) cũng cho thấy, các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng và đậu tây, thường có GI 20-30 và chứa nhiều chất xơ, protein hơn mít cũng được khuyến nghị thay thế cho thịt.
Theo VTC News
-
Sức khỏe27 phút trướcDùng dao để bổ trái mít, cậu bé 6 tuổi đã bị đứt lìa 3 ngón tay nhưng gia đình chỉ tìm được bộ phận đứt lìa của một ngón. Bệnh nhi phải chịu cảnh thương tật suốt phần đời còn lại.
-
Sức khỏe2 giờ trướcChưa đến giai đoạn đỉnh cao của bệnh nhưng số trẻ mắc bệnh hô hấp nặng tại các bệnh viện nhi đồng của TPHCM đã tăng đáng kể. Nhiều bé chuyển nặng rất nhanh chỉ trong 2-3 ngày.
-
Sức khỏe2 giờ trướcTrái tim là "cỗ máy" quan trọng nhất trong cơ thể, đảm nhiệm chức năng bơm máu, cung cấp oxy và dưỡng chất đến mọi tế bào. Tuy nhiên, nhiều thói quen tưởng chừng vô hại trong cuộc sống hàng ngày lại đang âm thầm "bóp nghẹt" trái tim bạn, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nguy hiểm.
-
Sức khỏe3 giờ trướcKhi xác định đúng ung thư máu, ung thư tủy xương, các bác sĩ chuyên môn sẽ phân loại ra các thể bệnh và tùy từng loại sẽ điều trị theo phác đồ như hóa chất, ghép tủy... tránh tin theo các bài thuốc chưa được kiểm chứng trên mạng.
-
Sức khỏe3 giờ trướcNước mía là thức uống được nhiều người yêu thích nhưng không phải ai cũng uống được, vậy những ai không nên uống nước mía?
-
Sức khỏe4 giờ trướcNên chạy bộ bao nhiêu phút mỗi ngày là băn khoăn của nhiều người, hãy cùng xem giải đáp của các chuyên gia trong bài viết dưới đây.
-
Sức khỏe4 giờ trướcNgười ít vận động, hút thuốc lá, viêm đường tiêu hóa mạn tính, thừa cân béo phì sẽ có khả năng mắc ung thư cao hơn.
-
Sức khỏe15 giờ trướcNhiều người mách nhau, sau cuộc nhậu, để giải rượu tốt nhất nên ăn dưa hấu, điều này có khoa học?
-
Sức khỏe16 giờ trướcBé gái bị cây xanh bật gốc trong cơn mưa lớn đè trúng người phải nhập viện cấp cứu, hiện vẫn đang trong tình trạng nguy hiểm.
-
Sức khỏe19 giờ trướcGù lưng không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn khiến người bệnh cảm thấy tự ti về ngoại hình, dưới đây là bài tập thể dục chống gù lưng đơn giản.
-
Sức khỏe19 giờ trướcUống nước ép cà chua mỗi ngày có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như ngăn ngừa ung thư, tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm viêm. Tuy nhiên bạn cần cẩn thận những vấn đề sau.
-
Sức khỏe20 giờ trướcVới các tình trạng sức khỏe liên quan tới tim mạch như cao huyết áp thì nắm rõ thời điểm không nên tắm rất quan trọng, nhất là khi thời tiết đang giao mùa. Vậy đâu là thời điểm không nên tắm?